Mục lục bài viết
Sơn Tùng M-TP bị phạt 70 triệu đồng và phải tiêu huỷ MV There’s No One At All
VnExpress – Ngày 5/5, Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch mời Sơn Tùng M-TP lên làm việc. Tuy vậy, ông Phạm Cao Thái – Chánh Thanh tra Bộ – cho biết ca sĩ không có mặt, đại diện công ty TNHH M-TP Entertainment thay anh làm việc.
Chánh thanh tra Bộ quyết định xử phạt công ty vì hành vi “lưu hành bản ghi hình There’s no one at all trên mạng xã hội YouTube có hình ảnh, động tác, phương tiện biểu đạt, hình thức biểu diễn tác động tiêu cực đến đạo đức, sức khỏe cộng đồng và tâm lý xã hội”.
Ngoài bị phạt 70 triệu đồng, cơ quan chức năng yêu cầu công ty của Sơn Tùng M-TP tiêu hủy bản ghi hình There’s no one at all, tháo gỡ bản ghi hình MV dưới hình thức điện tử trên môi trường mạng và kỹ thuật số.
F0 mất quyền lợi vì giấy hưởng bảo hiểm không cấp lùi ngày
Đến trạm y tế xin giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH sau khi khỏi Covid-19, nhiều lao động nhận câu trả lời “không được cấp lùi ngày, chờ hướng dẫn”.
Theo VnExpress Một trong số rất nhiều trường hợp này là chị Thanh, 44 tuổi, công nhân vệ sinh môi trường trú phường Kim Liên, quận Đống Đa, mắc Covid-19 vào giữa tháng 2, phải nghỉ việc gần 10 ngày và được cấp Giấy xác nhận hoàn thành cách ly cho F0 điều trị tại nhà. Đi làm trở lại vào đầu tháng 3, chị được cơ quan thông báo nộp Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH để làm hồ sơ giải quyết chế độ ốm đau.
Ngày 21/3, chị Thanh đến Trạm Y tế phường Kim Liên xin chứng nhận hưởng bảo hiểm và được nhân viên y tế hướng dẫn nộp giấy tờ liên quan để làm hồ sơ. Ba ngày sau, chị Thanh được thông báo hồ sơ không thể giải quyết, bởi phía cơ quan Bảo hiểm xã hội không chấp nhận giấy chứng nhận cấp lùi (lệch ngày) so với thời điểm chị ốm.
Từ đó đến nay, chị Thanh lên trạm y tế 5 lần hỏi cách cấp lại, song chỉ nhận được câu trả lời trạm không thể cấp và chờ hướng dẫn. Từ cổng vào đến khu tiếp đón công dân của trạm khoảng 10 m có tới 4 tờ thông báo với nội dung: “Theo thông báo của Bảo hiểm xã hội TP. Hà Nội, các trường hợp cấp giấy nghỉ ốm hưởng BHXH lùi ngày sẽ không cấp nữa. Chỉ cấp các trường hợp đúng ngày”.
“Cùng đóng bảo hiểm, cũng là F0 mà người nhận được tiền, người không đồng nào”, chị Thanh than thở và cho biết sẽ chờ hướng dẫn mới, hy vọng nhận được hơn một triệu đồng trợ cấp ốm đau cho số ngày nghỉ vì Covid-19. Số tiền tính ra bằng một phần tư thu nhập của chị, trong khi chị vẫn phải đi thuê trọ và vẫn phải đi làm giúp việc sau những giờ quét rác trên đường phố Hà Nội.
‘Giá SGK tăng, Bộ GD-ĐT không được phép im lặng’
Dân Trí – “Khi có vấn đề bức xúc, dư luận phản ứng mạnh mẽ, Bộ GD-ĐT cần tiếp thu, có câu trả lời thỏa đáng, thể hiện rõ quan điểm của cơ quan chủ quản. Bộ không nên im lặng khiến người dân hoang mang”.
Trên đây là ý kiến của bà Phạm Thị Minh Hiền, Đại biểu Quốc hội khóa XIV, Phó Giám đốc Sở Lao động- Thương binh & Xã hội tỉnh Phú Yên, liên quan đến tăng giá sách giáo khoa (SGK) đang gây bức xúc dư luận mấy ngày qua.
Là người từng đưa nhiều ý kiến liên quan đến SGK và chương trình giáo dục, quan điểm của bà như thế nào về việc SGK mới của NXB Giáo dục Việt Nam vừa công bố, có giá bán cao gấp 2-3 lần so với SGK hiện hành?
– Giá SGK không chỉ liên quan đến một mà là hàng triệu gia đình. Vậy nên cần có xem xét giá dựa trên rất nhiều khía cạnh sao cho phù hợp với vùng miền và với tất cả mọi người học.
Tôi đã từng nêu nhiều ý kiến đóng góp cho giáo dục trên tinh thần xây dựng nhưng tôi nghĩ, cơ quan chức năng cần tiếp thu các ý kiến phản biện mới có thể thay đổi.
Đằng này, các đơn vị liên quan cứ khăng khăng bảo thủ giữ nguyên quan điểm, ai dám chắc trong sự bảo thủ ấy không có sự kiểm soát của lợi nhuận, vậy nên đây là một câu chuyện dài và cần có biện pháp quyết liệt. Đặc biệt, phụ huynh học sinh phải lên tiếng mạnh mẽ bởi chương trình do Bộ GD-ĐT đưa ra nhưng quyền lựa chọn thuộc về người học.
Bộ GD-ĐT từng cho rằng, ở Chương trình Phổ thông 2018 (chương trình mới), Bộ đã đưa ý kiến lên mạng để người dân và các chuyên gia đóng góp ý kiến trước khi áp dụng chứ không phải tự âm thầm thực hiện?
– Tôi thấy trả lời này rất có vấn đề ở chỗ, không phải người dân nào cũng có điện thoại thông minh và Internet để tiếp cận. Đặc biệt, không phải bất cứ người dân nào cũng biết vào trang web của Bộ GD-ĐT để tiếp cận những bản đề án.
Điều tôi muốn nói ở đây, hãy làm việc trực tiếp với dân nghèo, mới thấy người dân còn khổ thế nào.
Khi chúng ta đang kêu gọi số hóa hay công nghiệp 4.0 thì rất nhiều người dân, nhất là người nghèo đang còng lưng với trình độ công nghệ mức 0.4.
Trong các dự án luật, khi đưa ra một vấn đề liên quan đến nhóm đối tượng trong phạm vi điều chỉnh, nếu có liên quan đến dân sinh, phải lấy ý kiến trực tiếp, phải chia nhóm đối tượng để có cách lấy ý kiến khác nhau và khảo sát chứ không phải lấy ý kiến trên mạng.
Bà nghĩ gì khi NXBGDVN lý giải, việc giá SGK cao là do chất lượng giấy in tốt hơn, sách in màu và không được trợ cấp chi phí vì xã hội hóa?
– Sẽ có muôn vàn lý do để các NXB đưa ra cho việc tăng giá. Một khi người làm giáo dục không đặt tâm thế vì học sinh, vì người học, học sinh và phụ huynh sẽ rất khổ.
Tôi cho rằng, việc làm SGK đang bị “ngược”, nghĩa là người làm sách không đặt mình vào vai trò của trẻ con, xem chúng cần gì. Giáo dục nếu bị thương mại hóa nặng, người học sẽ rất khổ.
Mặc dù NXBGD đã đưa ra các lý do tăng giá, theo tìm hiểu của PV, kẽ hở khiến cho một phần giá sách cao lên, chẳng hạn vài môn học không cần thiết SGK, nhiều bộ có quá nhiều đầu sách, tăng số trang khiến đội giá?
– Ai cũng thấy giáo dục hiện nay, nhất là học sinh khối công lập đang quá thiếu vận động.
Xu hướng để trẻ tăng vận động, tự nâng cao năng lực để không phụ thuộc sách vở, nhất là một số môn học như Trải nghiệm sáng tạo, Giáo dục thể chất…, lại càng cần thiết tăng cường hoạt động ngoài trời, vậy tại sao phải “đẻ” ra SGK cho học sinh? Điều này vừa đội giá, vừa giống khuyến khích “tự học tại chỗ”?
Tất nhiên học thì phải cần SGK nhưng không phải bộ môn nào cũng bắt buộc phải mua sách. Những môn học như Giáo dục thể chất, chỉ cần một giáo án dành cho giáo viên, bởi đặc trưng môn học là thực hành, không phải bộ môn lý thuyết.
Tôi cho rằng, có thể do lợi nhuận nên có nhiều kẽ hở khiến SGK đội giá. Sự chi phối của lợi nhuận rất kinh khủng. Tất nhiên khi kinh doanh phải có lợi nhuận nhưng ở giáo dục, nếu không đặt người học làm trung tâm thì sẽ bị thương mại hóa làm biến chất.
Khi có vấn đề bức xúc, dư luận phản ứng mạnh mẽ, Bộ GD-ĐT cần tỉnh táo, tiếp thu ý kiến dư luận và có câu trả lời thỏa đáng cho người dân. Bộ không thể im lặng.
Có thể bạn quan tâm: