Mục lục bài viết
Đề xuất làm cụm công nghiệp, khai thác khoáng sản kề Vườn quốc gia Tràm Chim
VnExpress – Vườn quốc gia Tràm Chim, một trong 9 khu bảo tồn đất ngập nước được thế giới công nhận.
Cụm công nghiệp rộng 60 ha, do Công ty cổ phần bê tông Hà Thanh đề xuất, nằm ở xã Phú Hiệp, huyện Tam Nông. Trước đó hơn một năm, tại vị trí này doanh nghiệp đã xây dựng nhà máy gạch men rộng 25 ha, công suất 15 triệu m2 gạch mỗi năm, tổng kinh phí đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng.
Ngoài đề xuất cụm công nghiệp sản xuất gạch, bê tông, phía đối diện nhà máy, Công ty Hà Thanh được phê duyệt thăm dò, khai thác mỏ sét làm gạch ngói, diện tích gần 10 ha là đất trồng lúa. Chủ dự án đã hoàn thành báo cáo đánh giá tác động môi trường chờ xét duyệt, thông qua.
Vị trí cụm công nghiệp theo đề xuất nằm liền kề nhà máy, mở rộng về phía Vườn quốc gia Tràm Chim – Ramsar thứ 2.000 của thế giới, rộng 7.500 ha với 230 loài chim, 130 loài cá, 130 loài thực vật. Đặc biệt vườn quốc gia ở miền Tây là nơi nhiều năm qua sếu đầu đỏ về kiếm ăn, trú ngụ. Loài sếu quý hiếm thường kiếm ăn ở khu A5 vườn quốc gia, gần vị trí cụm công nghiệp nhất.
Do liên quan hệ sinh thái Tràm Chim, ngay khi có đề xuất mở cụm công nghiệp, ban giám đốc vườn quốc gia đã mời các chuyên gia Quỹ Bảo tồn Đồng bằng sông Cửu Long (MCF) và Trung tâm Khoa học Môi trường và Sinh thái (CESE) khảo sát, đánh giá tác động .
TS Dương Văn Ni (Quỹ MCF), người nhiều năm nghiên cứu về hoạt động bảo tồn ở Tràm Chim và là thành viên của đoàn khảo sát, cho biết vị trí đặt cụm công nghiệp nằm hoàn toàn trong vùng đệm, cách ranh vườn quốc gia (khu A5) 300-700 m. Điều này đã vi phạm qui định vùng đệm của Luật Đa dạng sinh học, tác động nguy hiểm vùng lõi Ramsar.
TS Ni cũng dự báo những hoạt động của cụm công nghiệp như tiếng ồn tác động mạnh sinh lý, hành vi của các loài chim; làm giảm mật độ, một số loài sẽ phải bỏ đi nơi khác. Khí thải cụm công nghiệp từ việc sử dụng than đá để nung gạch sẽ phát thải khí chứa lưu huỳnh, ảnh hưởng môi trường sống của các loài chim và một số thực vật do mưa acid.
Báo cáo của các chuyên gia đoàn khảo sát gửi UBND tỉnh Đồng Tháp nêu nước thải từ sản xuất, dù công ty có phương án chứa và xử lý nước thải bên trong cụm công nghiệp, song địa hình cao việc tích nước sẽ gây thấm ngang. Đáng lo ngại, khi nhà máy khai thác hết tầng đất sét, đến lớp phù sa cổ không có khả năng chống thấm, việc rò rỉ nước thải ra sông rạch, thấm sâu xuống tầng nước ngầm là khó tránh khỏi.
Theo TS Ni, sở dĩ Ramsar công nhận Vườn quốc gia Tràm Chim là khu Ramsar thứ 2.000 của thế giới vì vùng lõi và vùng đệm ở đây thỏa mãn các tiêu chí nghiêm ngặt về môi trường, cảnh quan và điều kiện kinh tế – xã hội của người dân trong vùng đệm.
Do vậy, việc phát triển cụm công nghiệp trong vùng đệm trái cam kết của địa phương trước đây. “Nguy cơ tổ chức Ramsar sẽ rút lại công nhận đối với Vườn quốc gia Tràm Chim”, ông lo ngại. Ngoài ra, chuyên gia cho rằng thuật ngữ “cụm công nghiệp” sử dụng ở đây chưa hợp lý. Bởi tất cả hạng mục xây dựng và hoạt động của cụm công nghiệp thực chất chỉ là mở rộng hoạt động của một công ty.
Tỉnh Đồng Tháp chưa thống nhất vị trí lập cụm công nghiệp do doanh nghiệp đề xuất. Lãnh đạo tỉnh giao chính quyền huyện Tam Nông làm việc với doanh nghiệp đề xuất phương án điều chỉnh vị trí cụm công nghiệp về phía giáp ranh huyện Tân Hồng, tránh gây ảnh hưởng môi trường vườn quốc gia. Đến nay tỉnh chưa đưa ra quyết định cuối cùng về vị trí cụm công nghiệp.
Hàng trăm máy đo nồng độ cồn của công an có nguy cơ lệch chuẩn
Tiền Phong – Hàng trăm máy đo nồng độ cồn của lực lượng công an có nguy cơ lệch chuẩn do sai phạm liên quan đến cán bộ kiểm định các thiết bị này.
Cuối năm 2021, Viện Đo lường Việt Nam báo cáo lãnh đạo Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng về việc mua và sử dụng khí cồn chuẩn được dùng để kiểm định/hiệu chuẩn/đo thử nghiệm cho các phương tiện đo nồng độ cồn mà lực lượng Cảnh sát giao thông đang sử dụng.
Cụ thể, trong năm 2016, Phòng Đo lường Hóa lý – Mẫu chuẩn (thuộc Viện Đo lường Việt Nam) đã thực hiện 73 lần mua chất chuẩn tương ứng với 73 bộ hồ sơ. Việc mua được trải đều trong năm 2016.
Số lượng khí cồn chuẩn mua năm 2016 được xác định không thể hiện rõ nguồn gốc, xuất xứ, không ghi độ chính xác mà chỉ ghi hàm lượng của khí cồn chuẩn trên tờ hóa đơn (thể hiện trong hồ sơ mua, thanh quyết toán). Kinh phí khách hàng trả là hơn 6,2 tỷ đồng. Kinh phí mua chất chuẩn khoảng 2,4 tỷ đồng. Tổng kinh phí thực hiện khoảng 8,7 tỷ đồng.
Kết quả xác minh của tổ công tác Viện Đo lường chỉ rõ: ông Ngô Huy Thành – Trưởng phòng Đo lường Hóa lý – Mẫu chuẩn chịu trách nhiệm chính. Ông Thành cùng các cán bộ liên quan có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật như: Cố ý làm trái quy định trong quy trình kiểm định phương tiện đo hàm lượng cồn trong hơi thở theo ĐLVN 107:2012, gây thiệt hại ngân sách 2,4 tỷ đồng.
Dùng thủ đoạn gian dối để thay đổi chất chuẩn (mua, sử dụng cồn không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc, không được chứng nhận chuẩn đo lường, không thực hiện đúng quy định tại ĐLVN 107:2012…), là dấu hiệu lừa dối khách hàng để cấp các chứng nhận kết quả kiểm định/đo thử nghiệm không đúng.
Trên cơ sở kết quả kiểm tra, kết luận tại cuộc họp, đồng thời đánh giá các vi phạm của ông Ngô Huy Thành, Viện Đo lường Việt Nam kiến nghị lãnh đạo Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng một số nội dung. Đối với hành vi có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng, cố ý làm trái quy định theo quy trình kiểm định phương tiện đo hàm lượng cồn trong hơi thở nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản, có dấu hiệu tham ô, gây thiệt hại cho nhà nước khoảng 2,4 tỷ đồng, Viện Đo lường đề nghị xử lý theo quy định của pháp luật.
Hà Nội thành sông do thời tiết dị thường hay quy hoạch thiếu tầm nhìn?
Tintuc – Sáng 30/5, việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch được đặt lên bàn nghị sự. Trong khi đó, nửa ngày trước, trận mưa lớn ở Hà Nội đã biến hàng loạt phố phường thủ đô thành sông.
Bất cập về quy hoạch là một phần nguyên nhân được chỉ ra khi lý giải về tình trạng “hễ mưa là ngập” ở Hà Nội.
Trao đổi với báo Zing bên hành lang Quốc hội, Bộ trưởng Tài nguyên và môi trường Trần Hồng Hà nhận định thời tiết hiện nay có biến đổi bất thường, không chỉ ở Việt Nam mà ở cả những nước có hạ tầng phát triển như Mỹ, châu Âu.
Ông Hà nhận định, sự bất thường nhiều khi tập trung vào một thời điểm thì không hạ tầng nào có thể chịu đựng được. Song, Bộ trưởng Hà cho rằng cần phải phân biệt dị thường do thời tiết như mưa lớn cực đoan với vấn đề về đầu tư hạ tầng nhưng thiếu đồng bộ và thiếu tầm nhìn. Theo ông, hai vấn đề này đều dẫn tới nguy cơ như nhau.
Nói về câu chuyện “cứ mưa là ngập” ở Hà Nội hay TP.HCM, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường nêu quan điểm cần nhìn lại toàn bộ hạ tầng ở các đô thị.
Về vấn đề dự báo và tính toán, theo ông Hà, phải nằm ở tầm dài hạn và đảm bảo tính huyết mạch mới có thể giải quyết câu chuyện ngập úng. Cụ thể, các hệ thống thu – thoát nước mưa, xử lý nước thải cần đồng bộ, tính được mật độ dân cư đi kèm với đầu tư hạ tầng đồng bộ.
Theo ông Hà, thực trạng “chung cư chồng chung cư” trong vùng lõi đô thị của Hà Nội, có ảnh hưởng nhất định đến tình trạng ùn tắc, ngập úng.
Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường cho rằng căn cứ trên cơ sở hạ tầng được xây dựng, chúng ta hoàn toàn có thể dự báo được vấn đề phát sinh. Ví dụ, dự báo mưa trong một đơn vị thời gian, tính toán được trên diện tích một mét vuông thì lượng mưa sẽ thế nào Với Hà Nội.
Bên cạnh đó, địa phương cần nghiên cứu một cách kỹ càng để khi thiết kế đô thị phải làm sao nơi đó thành đô thị thông minh, chống chịu được các hiện tượng thời tiết cực đoan để đảm bảo được tính bền vững.
Vĩnh Phúc chi 50 tỉ đồng xử lý 3 điểm ngập ở thành phố Vĩnh Yên
Tuổi Trẻ – Sau nhiều lần mưa lớn là ngập lênh láng, tỉnh Vĩnh Phúc chi 50 tỉ đồng đầu tư dự án xử lý ngập úng cục bộ tại 3 điểm trên 3 tuyến đường thuộc thành phố Vĩnh Yên.
UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xử lý ngập úng cục bộ tại 3 điểm trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên.
Theo đó, dự án xử lý ngập úng cục bộ tại 3 điểm trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên gồm đoạn từ đường Bà Triệu đến đường Chu Văn An, đầu tư xây dựng hệ thống cống thoát nước với chiều dài 561m.
Điểm xử lý ngập trên quốc lộ 2 (đoạn khu vực siêu thị Go! BigC): ây dựng hệ thống cống thoát nước với chiều dài 476m.
Điểm xử lý ngập úng trên đường Mê Linh (khu vực Trạm Đăng kiểm xe cơ giới Vĩnh Phúc): Xây dựng hệ thống cống thoát nước với chiều dài 486 m. Đồng thời, hoàn trả lại mặt đường Quốc lộ 2 sau khi xây dựng hệ thống thoát nước.
Tổng mức đầu tư của dự án gần 50 tỉ đồng, do Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các Công trình giao thông tỉnh Vĩnh Phúc làm chủ đầu tư.
Vietnam Airlines bán 35% vốn góp tại hãng hàng không quốc gia Campuchia
VnExpress – Vietnam Airlines cho biết đã thu 35 triệu USD từ chuyển nhượng 35% vốn góp tại Cambodia Angkor Air (K6).
Theo Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), ngày 3/1 và 29/3, hãng đã nhận được lần lượt 30 triệu USD và 4 triệu USD từ nhà đầu tư mua lại phần vốn góp của hãng tại K6. Trước đó, Vietnam Airlines cũng đã nhận đặt cọc 1 triệu USD.
Vietnam Airlines góp 49% vốn và trở thành cổ đông lớn của Cambodia Angkor Air vào năm 2009. Theo thoả thuận, Vietnam Airlines sẽ hợp tác và hỗ trợ tối đa cho hãng hàng không Quốc gia Campuchia trong quá trình triển khai hoạt động mở rộng và phát triển, cũng như thực hiện các công việc bảo dưỡng, sửa chữa, hợp tác thương mại với nhiều ưu đãi đặc biệt. Năm 2021, Vietnam Airlines ghi nhận 235 tỷ đồng từ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ cho Cambodia Angkor Air.
Vietnam Airlines muốn thoái vốn khỏi K6 từ năm 2020 sau khi dịch bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Sau thương vụ này, K6 không còn là công ty liên kết của Vietnam Airlines. Theo báo cáo tài chính riêng lẻ, đầu năm 2021, giá gốc khoản đầu tư vào K6 của Vietnam Airlines khoảng 868 tỷ đồng, nhưng đến cuối năm chỉ còn khoảng 248 tỷ đồng.
Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam hiện chưa tiết lộ thông tin của đối tác mua lại phần vốn tại K6 này. Vietnam Airlines cho biết theo thoả thuận giữa hai bên, phần vốn góp còn lại của khoản đầu tư này (14%) sẽ được thanh lý trong năm nay.
Có thể bạn quan tâm: