Mục lục bài viết
Học sinh THPT cả nước đến trường sau Tết
VnExpress – Theo báo cáo của các địa phương, dự kiến đến 7/2, tổng số học sinh được đến trường sẽ tăng lên thành hơn 17,1 triệu, tức 75,71% học sinh cả nước. Trong đó, 100% học sinh THPT trở lại học tập bình thường. Tính theo đơn vị tỉnh, thành, cả 63 địa phương cho học sinh THPT đi học, 57 cho khối THCS đến trường, khối tiểu học là 53 và mầm non là 51.
Riêng với đại học, cao đẳng, khoảng 91% số trường có kế hoạch tổ chức dạy học trực tiếp sau Tết. Hiện, hàng chục trường ở Hà Nội và TP.HCM đã thông báo thời gian sinh viên trở lại trường.
Hôm 19/1, Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng Bộ Y tế đã tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc. Các chuyên gia, tổ chức quốc tế… đã cân nhắc cho việc mở cửa trường học, đồng thời thống nhất đây là yêu cầu cấp thiết và phải được làm sớm nhất ngay sau Tết.
Thu giữ phong tỏa hơn 1.200 tỷ đồng vụ Việt Á
Cơ quan điều tra thu giữ, phong tỏa tổng tài sản giá trị 1.220 tỷ đồng liên quan vụ Việt Á, theo trung tướng Tô Ân Xô.
Trả lời VnExpress về tiến độ mở rộng điều tra vụ án kit test của Công ty Việt Á tại họp báo Chính phủ chiều 28/1, trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an, cho biết trong số tiền đã kê biên, phong tỏa nói trên có 380 tỷ đồng tiền mặt và khoảng 840 tỷ đồng giá trị bất động sản.
Cơ quan điều tra đang phối hợp để xử lý vì “liên quan rất nhiều cá nhân”.
Trước đó ngày 18/1 một Thứ trưởng Công an cho biết, liên quan Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á Phan Quốc Việt bị cáo buộc nâng khống giá kit xét nghiệm Covid-19 lên khoảng 45%, chi “hoa hồng” gần 800 tỷ đồng.
Hiện, Bộ Công an đã khởi tố hơn 20 người về nhiều tội danh: Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Đưa và Nhận hối lộ.
Yêu cầu Bảo hiểm xã hội giải ngân 518 tỷ đồng
VnExpress – Hơn 518 tỷ đồng từ nguồn 20% kinh phí kết dư quỹ khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế năm 2015 để mua trang bị, xe vận chuyển người bệnh nhưng chưa được sử dụng.
Thông tin được Thanh tra Chính phủ công bố chiều 27/1, tại Thông báo Kết luận thanh tra việc sử dụng quỹ Bảo hiểm y tế, mua sắm trang thiết bị y tế và vật tư tiêu hao, đấu thầu thuốc chữa bệnh.
Theo đó, Bảo hiểm Xã hội khi trích lập quỹ dự phòng, chi phí quản lý quỹ Bảo hiểm y tế năm 2016-2017 còn “thiếu” hơn 172 tỷ đồng tiền quỹ dự phòng, đến năm 2020 mới khắc phục, hoàn trả.
Bảo hiểm xã hội còn “nợ” hơn 518 tỷ đồng từ nguồn 20% kinh phí kết dư quỹ khám chữa bệnh năm 2015 vốn được dùng mua sắm trang thiết bị, phương tiện vận chuyển người bệnh nên cần “khẩn trương hoàn thành giải ngân” số tiền này.
Cơ quan này còn bị phát hiện gửi tiền tại 5 ngân hàng thương mại không có chất lượng hoạt động không tốt theo tín nhiệm của Ngân hàng Nhà nước trong các năm 2016-2018.
Các cá nhân, tổ chức có sai phạm, thiếu sót trong sử dụng quỹ bảo hiểm cần bị xử lý. Số này gồm Bộ trưởng Bộ Y tế, lãnh đạo Bảo hiểm xã hội giai đoạn 2014-2018.
Thế giới được dự báo sẽ xảy ra nạn đói do giá khí đốt tăng.
Sputniknews – Roger Boyes, nhà báo từ The Times của Anh nói rằng sức ép của Nga lên thị trường năng lượng sẽ có “tác động tàn phá” đối với giá phân bón và năng suất cây trồng. Ông dự đoán tình hình như vậy có thể gây ra nạn đói toàn cầu vì mọi người trên thế giới có thể bị thiếu các mặt hàng lương thực chính.
“Nga chưa bao giờ loại trừ khả năng sử dụng nguồn cung cấp khí đốt cho phương Tây như một biện pháp gây sức ép đối với nó… Khí đốt của Nga đã trở thành một công cụ trừng phạt và tưởng thưởng”, – tác giả tuyên bố. Đồng thời, khí đốt rất quan trọng đối với việc sản xuất phân đạm, urê và amoni nitrat, ông bổ sung.
Boyes nhắc lại: trong 6 tháng qua, nông dân trên khắp thế giới đã cố gắng đối phó với tình trạng giá phân bón tăng cao và tình trạng thiếu hụt.
Nhà báo lưu ý: “Không thể bón phân hợp lý cho các cánh đồng của họ, cũng như nhận được các khoản vay cho phép họ cầm cự cho đến khi thu hoạch, họ cảnh báo rằng thu hoạch năm nay sẽ thấp”.
Ngoài ra, do biến động trên thị trường năng lượng, các nhà máy sản xuất phân bón đóng cửa hoặc giảm sản lượng ở nhiều nước.
Có thể bạn quan tâm: