“Khó hiểu khi gói kích thích kinh tế 347.000 tỷ đồng chưa phân bổ đồng nào”

VnExpress – Ông Vương Đình Huệ nói “thấy khó hiểu” khi thể chế đã mở hết cỡ mà gói kích thích kinh tế 347.000 tỷ đồng vẫn chưa phân bổ được đồng nào.

Sáng 25/5, Quốc hội thảo luận tổ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và ngân sách nhà nước năm 2021; tình hình thực hiện kế hoạch năm 2022.

Nêu ý kiến, đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé (đoàn Kiên Giang) đề cập đến giải ngân vốn đầu tư công chậm. Theo bà, đây là vấn đề “đã nói nhiều tại các kỳ họp, nên cần có giải pháp căn cơ để tạo chuyển biến tích cực”. Bà cũng bày tỏ lo lắng khi gói hỗ trợ, phục hồi kinh tế “triển khai chậm, địa phương rất lo”, trong khi gói này chỉ thực hiện đến năm 2023.

Bà Bé nói thủ tục giải ngân từ trên xuống giờ rất khó khăn.

Tham gia thảo luận, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nói, hiện chi ngân sách vô cùng khó khăn; khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế rất thấp. Trong khi gói hỗ trợ kích thích nền kinh tế thì “chưa giải ngân được đồng nào” vì ngày 24/5 Chính phủ mới gửi danh mục dự án.

“Đặc biệt 14.000 tỷ đồng cho lĩnh vực y tế chưa có danh mục nào. Chương trình Sóng và máy tính cho em, tiền có sẵn mà cũng không tiêu được”, Chủ tịch Quốc hội nói và băn khoăn, “không biết lý do là gì, vì thể chế không vướng”.

Chủ tịch Quốc hội dẫn lại báo cáo quyết toán ngân sách năm 2020 để thấy chuyển nguồn sang năm sau hơn 600.000 tỷ do không tiêu được ngân sách, chứ không phải không có tiền..

“Có người nói, tôi cũng hay nói, cần có giải pháp mới cho những vấn đề đã cũ. Nhưng giải pháp mới là gì? Ta không bàn thì Quốc hội họp xong, Chính phủ họp xong rồi vẫn tắc”, Chủ tịch Quốc hội nói.

Ông Huệ cũng cho biết gói kích thích kinh tế 347.000 tỷ đồng cho các lĩnh vực giao thông, thủy lợi, y tế…. chưa phân bổ được đồng nào.

“Chúng ta phải bàn vì sao lại thế này. Phải chăng là khâu chuẩn bị đầu tư? Có tỉnh mời cả cơ quan nội chính, thanh tra, công an vào Hội đồng nhưng vẫn không mua được, lạ thế?”, Chủ tịch Quốc hội đặt vấn đề và cho biết trong mua sắm, thể chế không vướng gì, thậm chí còn cho cơ chế đặc thù, đặc cách, chỉ định thầu.

“Mở hết cỡ rồi, sao không chuyển biến được thì tôi cũng không hiểu. Mong các đại biểu Quốc hội góp ý, hiến kế”, Chủ tịch Quốc hội phát biểu.

Lãnh đạo xã ‘khai man’ để chiếm 250.000m2 đất lâm nghiệp

VnExpress – Ngày 25/5, UBND huyện Vân Canh xin đã  ý kiến Ban Thường vụ Huyện ủy về việc xử lý ông Đoàn Văn Mức (nguyên chủ tịch xã Canh Hòa), ông Đoàn Văn Môn (nguyên bí thư xã) và 5 cán bộ khác liên quan việc giao đất, cấp sổ đỏ không đúng quy định.

Hồi 2008, ông Đoàn Văn Mức (lúc đó đang làm chủ tịch xã) xin cấp sổ đỏ đối với thửa đất diện tích hơn 150.000m2. Ông này khai đất do mình “tự khai hoang năm 1996”, song thực tế đây là đất sản xuất lâm nghiệp của ủy ban xã Canh Hòa.

Còn ông Đoàn Văn Môn (nguyên bí thư xã) cũng với lý do tương tự xin cấp sổ đỏ lô đất rộng khoảng 100.000m2 do xã quản lý.

Sau khi đất được cấp, chính quyền huyện nhận nhiều đơn phản ánh về nguồn gốc đất nên công an điều tra. Kết luận của Công an huyện Vân Canh, việc cấp đất cho hai cựu lãnh đạo xã Canh Hòa cùng ba hộ dân khác với tổng diện tích hơn 376.000m2 là trái quy định.

Cơ quan công an đã đề nghị thu hồi diện tích trên. Trong đó, ông Mức và ông Môn bị cho là lợi dụng ảnh hưởng của mình để được cấp sổ đỏ trái quy định.

Ngoài hai cán bộ trên, ông Lưu Mạnh Hùng (cựu cán bộ địa chính xã) cũng bị đề nghị xử lý vì “cả nể” lãnh đạo dẫn đến xác nhận sai nguồn gốc đất. Ông Nguyễn Trọng Hường, nguyên Phó chủ tịch huyện Vân Canh và ba cán bộ thuộc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cùng Phòng Tài nguyên môi trường huyện này cũng bị đề nghị xử lý vì đề xuất, tham mưu, ký quyết định giao đất, cấp sổ đỏ không đúng quy định.

Bắt phó giám đốc Sở Y tế, nguyên giám đốc CDC Trà Vinh liên quan Việt Á

Tuoitre – Ngày 25/5, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Trà Vinh cho biết, vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Trần Đắc Thanh (50 tuổi, phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Trà Vinh), Nguyễn Văn Lơ (61 tuổi, nguyên giám đốc CDC Trà Vinh), Lê Văn Thanh (57 tuổi, phó khoa xét nghiệm – chẩn đoán hình ảnh thuộc CDC Trà Vinh) và Nguyễn Văn Truyền (49 tuổi, chuyên viên phòng nghiệp vụ dược Sở Y tế Trà Vinh) để điều tra vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.

Theo kết quả điều tra ban đầu, từ năm 2021 đến 2022, cả 4 người này đã phối hợp Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á thực hiện 8 gói thầu cung cấp trang thiết bị… vật tư y tế tiêu hao phục vụ phòng, chống COVID-19, tương ứng 8 hợp đồng, tổng số tiền hơn 36 tỷ đồng.

Trong quá trình thực hiện 8 gói thầu nói trên, những người này đã có hành vi hợp thức hóa thủ tục đấu thầu gây thiệt hại ngân sách khoảng 7,6 tỷ đồng. Tại Sở Y tế khoảng 6,9 tỷ đồng, tại CDC khoảng 700 triệu đồng.

Bộ trưởng Giáo dục lý giải vì sao sách giáo khoa đắt gấp 2-3 lần

PLO – Trước ý kiến của nhiều ĐBQH về các bất cập trong đổi mới sách giáo khoa, tại phiên thảo luận tổ của Quốc hội sáng nay 25/5, Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã giải thích thêm.

“Vấn đề giá sách giáo khoa, dư luận xã hội mấy ngày qua cũng nói nhiều đến việc tăng 2-3 lần. Việc này, tôi không phải thanh minh hay giải thích cho doanh nghiệp, nhưng cung cấp thông tin để các đại biểu biết thêm” – ông mở đầu.

Theo ông Sơn, khi chúng ta so sánh giá sách thì chúng ta có cái so sánh giá sách tương đồng. Tức là so sánh giá các bộ sách được biên soạn mới theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 với nhau.

Ví dụ sách mới cho lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 7, lớp 10, tức là một hệ thống biên soạn mới, xã hội hóa theo chủ trương của Quốc hội là xã hội hóa nhiều bộ sách.

Các loại sạch này biên soạn với khổ lớn hơn, giấy tốt hơn. Quy trình từ biên soạn cho đến giới thiệu, thử nghiệm, phát hành là các doanh nghiệp là hoàn toàn đảm nhiệm việc đó và kê khai giá với Bộ Tài chính.

Như giá thành sách các bộ sách lớp 3, lớp 7, lớp 10 của Nhà suất bản giáo dục năm nay là giảm được từ 10-15% so với các sách tương ứng mới của năm ngoái, trong khi giá thành vật liệu, nhiên liệu tăng lên.

Còn nếu so với các bộ sách cũ thuộc chương trình 2016 thì đấy là các sách mà nhà nước đã bỏ tiền cho rất nhiều các khâu từ biên soạn, thẩm định.

Tức là những phần đã được nhà nước tổ chức trước đây theo hệ thống cũ, khổ nhỏ hơn, giấy xấu. Nếu so với bộ sách cũ thì giá thành dao động từ 50.000 đến hơn 100.000 đồng Còn giá bộ sách mới giá thành giao động từ 200.000 – 300.000 đồng tùy từng loại sách.

“Nếu như so với sách của hệ thống cũ thì chúng ta thấy nó khác nhau. Nhưng nếu so với sách của chương trình mới thì nó đồng đẳng, nên hợp lý hơn. Nếu như so với các bộ sách mà nhà nước tổ chức trước đây mà chúng ta nói nó tăng thì sự so sánh đấy nó không tương đồng” – Bộ trưởng GD&ĐT nói.

Bộ trưởng GD&ĐT cũng cho hay, đối với Nhà xuất bản giáo dục thì bộ đã chỉ đạo mỗi bản sách có dành 25.000 bản để phát cho học sinh ở các vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên, con số này vẫn là ít. Do vậy, cần có các biện pháp khác.

Bên cạnh đó, ngay khi sách chưa phát hành thì đã yêu cầu nhà xuất bản cung cấp file PDF lên các tranh của nhà xuất bản để học sinh có thể lấy các file xuống một cách thuận tiện. Bộ trưởng GD&ĐT cũng cho biết bộ đang triển khai các giải pháp để đưa giá thành sách ở mức hợp lý nhất, thuận tiện cho người học.

Về thông tin trên mạng nói sách giáo khoa không dùng lại được, Bộ trưởng GD&ĐT khẳng định: “Các sách theo bộ mới biên soạn là hoàn toàn dùng lại được chứ không phải là sách dung một lần”.

Ông cho hay chương trình thay sách làm theo hình thức cuốn chiếu, mỗi năm làm một vài cấp học nên mất nhiều năm mới thay xong. Cụ thể giai đoạn này thay lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 7, lớp 10, còn năm tới là lớp 4, lớp 8 và lớp 11. Như vậy, năm nào cũng có nhiệm vụ thay sách thì đương nhiên sách cũ sẽ không dùng được cho năm mới.

“Nhưng những sách biên soạn mới là những sách hoàn toàn có thể dùng lại được và các thư viện của các trường, bộ cũng đã chỉ đạo các trường tăng cường mua sách đưa vào các thư viện để học sinh có thể dùng nhiều lần” – ông Sơn nói.

Có thể bạn quan tâm: