Tàu Cát Linh – Hà Đông đột ngột dừng khi gặp mưa lớn

Hành khách đi tàu điện Cát Linh – Hà Đông trong chiều 22/5 và sáng 23/5 đã phải “trải nghiệm” tình huống đoàn tàu đột ngột dừng lại giữa đường khi chuẩn bị cập vào nhà ga.

Đoàn tàu dừng hẳn giữa cầu cạn, sau một thời gian ngắn thì tiếp tục lăn bánh. Hành khách trên tàu nhốn nháo nhưng không được ai giải thích về việc vừa xảy ra.

Chiều 23/5, trả lời PV VTC News, ông Vũ Hồng Trường, Tổng Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Đường sắt Hà Nội (Metro Hà Nội) xác nhận, trong sáng nay và chiều qua (22/5), tàu Cát Linh – Hà Đông đột ngột dừng giữa đường khi đang vận chuyển hành khách. Theo ông Trường, nguyên nhân là do thời tiết.

“Hôm qua và hôm nay trời mưa dẫn đến đường ray trơn trượt nên tàu chuyển từ chế độ lái tự động sang lái thủ công. Vì vậy tàu sẽ phải dừng khoảng 1 phút để chúng tôi chuyển chế độ, đây là chuyện bình thường”, Tổng Giám đốc Metro Hà Nội khẳng định.

Trước thông tin cho rằng các hành khách không được thông báo trước khi tàu dừng đột ngột, ông Trường cho biết sẽ tiếp thu ý kiến góp ý của hành khách.

Khi PV đặt câu hỏi “trong mùa mưa bão sắp tới, cứ mưa thì đường sắt trên cao sẽ dừng đột ngột”, ông Trường nói sẽ tuỳ vào điều kiện thời tiết. “Nếu lái tự động mà bị trơn trượt, tàu dừng không đúng thì chúng tôi sẽ xin ý kiến để chuyển chế độ”, ông Trường nói.

Trước đó, tối 7/12/2021, metro Cát Linh – Hà Đông cũng xảy ra sự cố bất ngờ về tín hiệu khiến các đoàn tàu không thể hoạt động tại ga Cát Linh trong hơn 30 phút.

Tối cùng ngày, Tổng Giám đốc Metro Hà Nội cho biết, đây chỉ là tình huống diễn tập bất ngờ mà Sở Giao thông vận tải Hà Nội đưa ra trong quá trình vận hành khai thác.

Thời điểm đó, ông Trường còn cho biết, sắp tới tuyến Cát Linh – Hà Đông sẽ có thêm những tình huống diễn tập sự cố bất ngờ, không báo trước cho hành khách. Thông báo này của ông Trường khiến dư luận xôn xao và đưa ra nhiều ý kiến trái chiều.

Mưa lớn, lũ dâng cao, người dân Tam Đảo hối hả sơ tán tài sản

Thanh Niên – Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Vĩnh Phúc, từ ngày 21/5 đến sáng 23/5, trên địa bàn tỉnh này có mưa vừa đến mưa to, có nơi mưa rất to.

Những địa phương có tổng lượng mưa lớn nhất là H.Tam Đảo với 32 1mm, TP. Vĩnh Yên 268mm, H.Tam Dương trên 249mm.

Tình trạng mưa, ngập tại TP. Vĩnh Yên khiến nhiều tuyến đường ở thành phố này bị ngập sâu khiến giao thông tê liệt hoàn toàn.

Còn tại các địa phương khác, tuy chưa có thống kê cụ thể về thiệt hại nhưng nhiều diện tích hoa màu đã bị chìm trong nước. Tình hình thiệt hại càng nặng nề bởi đang là thời điểm một số địa phương chuẩn bị bước vào thu hoạch sớm vụ chiêm xuân.

Tại H.Tam Đảo, hiện tại (chiều 23/5) mưa lớn vẫn tiếp diễn. Nước chảy xiết và dâng cao tại các hồ suối. Một số đoạn đường bị sạt lở, nhiều nhà dân và gia súc, gia cầm bị ngập trong nước. Tình trạng ngập lụt đặc biệt nặng diễn ra tại các xã Đại Đình, Hồ Sơn, Bồ Lý và TT.Hợp Châu.

Các lực lượng của chính quyền, trong đó có Công an H.Tam Đảo, đã khẩn trương triển khai việc hỗ trợ, giúp người dân chống chọi với mưa lụt.

Dự báo mưa lớn còn kéo dài đến hết ngày 24/5, mực nước ở các sông, hồ vẫn sẽ tiếp tục dâng cao.

Phát hiện “thần dược diệt COVID-19” trong trà xanh: Triển vọng về thuốc đột phá?

NLĐ – Các nhà khoa học từ Học viện Y học Cổ truyền Trung Quốc, Trường Y khoa Đại học Nam Kinh và Bệnh viện Yixing trực thuộc Đại học Giang Tô (Trung Quốc) vừa xác định được một số hợp chất hứa hẹn tạo ra phương thuốc đột phá trong cả điều trị và dự phòng Covid-19.

Theo bài công bố vừa đăng tải trên tạp chí Forntiers in Nutrition, “khắc tinh” lớn nhất của Covid-19 trong trà xanh chính là thứ nổi tiếng tên EGCG.

Trước đó nhiều nghiên cứu đã chỉ ra EGCG cũng là “thần dược” chống lại mojtot loạt vấn đề sức khỏe từ ức chế khối u đến các bệnh do vi khuẩn, kháng viêm mạnh mẽ, ức chế mỡ gan, cholesterol, ngăn ngừa xơ vữa động mạch.

Nghiên cứu mới cho thấy nó cũng là khắc tinh đáng sợ đối với SARS-CoV-2, tấn công virus này đồng loạt theo nhiều cách thức.

Đầu tiên, EGCG có khả năng ức chế thụ thể ACE2 – “cánh cổng” mà SARS-CoV-2 cần để xâm nhập vào cơ thể người. Nếu may mắn “qua ải”, SARS-CoV-2 tiếp tục đối diện với khả năng chống lại sự nhân lên của virus thông qua việc “khóa” một số phản ứng nội bào quan trọng.

EGCG tiếp tục tấn công số kẻ địch sống sót bằng cách ức chế vòng đời của virus thông qua việc bao bọc lấy một số gene quan trọng của cơ thể người mà virus có thể lợi dụng. Nếu virus quá mạnh, EGCG còn một quân bài chót: với khả năng kháng viêm cực mạnh, nó chống được tổn thương phổi cấp tính liên quan đến “cơn bão cytokine”, làm giảm nguy cơ huyết khối, nhiễm trùng huyết và xơ phổi.

Tin tốt hơn là ngoài EGCG ra, nhiều thành phần khác trong trà xanh cũng sở hữu một số tính năng tương tự.

Các nhà khoa học sẽ tiếp tục nghiên cứu để bào chế chiết xuất trà xanh có chứa các hợp chất cần thiết thành một loại dược phẩm.

Nhưng phát hiện đã là một bước tiến lớn bởi dược phẩm dựa trên các thành phần tự nhiên thường an toàn và bền vững, cũng như có tiềm năng cao ứng dụng cho các loại bệnh khác.

Xuất khẩu Việt Nam hưởng lợi khi các nhà sản xuất dịch chuyển khỏi Thâm Quyến, Trung Quốc

NTDVN – Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, xuất khẩu đạt mức cao kỷ lục 34,7 tỷ USD trong tháng 3. Trong khi đó, theo Cục Thống kê Thâm Quyến, xuất khẩu của Thâm Quyến chỉ đạt 17,8 tỷ USD, giảm 14% so với cùng kỳ năm ngoái.

Về tổng kim ngạch xuất khẩu của quý I/2022, Tổng cục Thống kê cũng báo cáo mức cao kỷ lục 88,58 tỷ USD, cao hơn khoảng 46% so với quý đầu tiên của Thâm Quyến.

Đáng chú ý, các sản phẩm điện tử, như điện thoại di động, máy tính và linh kiện, đã trở thành danh mục hàng hóa xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với 28,1 tỷ USD, chiếm 32% tổng kim ngạch xuất khẩu trong quý I.

Thâm Quyến là một trong những trung tâm sản xuất và đổi mới công nghệ quan trọng nhất của Trung Quốc, thường xuyên đứng thứ ba về xếp hạng doanh thu tài chính trong số tất cả các thành phố ở Trung Quốc. 

Nơi này đóng góp 2,6% vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2021 của đất nước tỷ dân, theo thông cáo báo chí phát hành ngày 24/03 của chính quyền thành phố Thâm Quyến.

Năm 2018, khi cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung nổ ra, Việt Nam đã lần đầu tiên trong 30 năm vượt qua Thâm Quyến về xuất khẩu. Sự khác biệt giữa hai bên ngày càng gia tăng kể từ đó.

Những gã khổng lồ công nghệ như Samsung Electronics, LG Corp., Intel và Apple đã đầu tư vào các địa điểm sản xuất ngoài Trung Quốc như Việt Nam và Ấn Độ, đồng thời dần dần chuyển dây chuyền sản xuất ra khỏi Trung Quốc.

Kết quả là, xuất khẩu các sản phẩm của một số ngành hàng chính đã giảm đáng kể ở Trung Quốc. Trong bốn tháng đầu năm 2022, xuất khẩu điện thoại di động, thiết bị gia dụng, phân bón và thép lần lượt giảm 14,2%, 6,8%, 35,8% và 29,2%, theo số liệu thống kê của Hải quan Trung Quốc.

Chính sách Zero-COVID cực đoan và các đợt phong tỏa gay gắt đã khiến kinh tế Trung Quốc hứng chịu nhiều hậu quả tiêu cực. Doanh thu tài chính của Thâm Quyến trong tháng 4 đã giảm 44% so với cùng kỳ năm ngoái, theo Cục Tài chính Thâm Quyến.

Có thể bạn quan tâm: