Mục lục bài viết
Bắt Phó Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Bắc Ninh
Ngày 23/3, trao đổi với phóng viên Dân trí, Giám đốc Sở Tài chính Bắc Ninh Nguyễn Kim Thoại xác nhận mới nhận được quyết định từ cơ quan công an về việc ông Phạm Quốc Tuấn (sinh năm 1964), Phó Giám đốc Sở Tài chính và một trưởng phòng của Sở bị bắt tạm giam. Ông Thoại cho biết, đơn vị đang làm quy trình để tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ bị bắt.
Trước đó như đã đưa tin, ngày 23/3, cơ quan An ninh điều tra – Công an tỉnh Bắc Ninh vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Phó Chủ tịch UBND TP. Từ Sơn Nguyễn Thế Tuấn (sinh năm 1975).
Công an tỉnh Bắc Ninh cho biết, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Từ Sơn bị khởi tố, bắt tạm giam vì liên quan đến dự án đấu giá đất tại TP. Từ Sơn.
Những sai phạm tại dự án này diễn ra từ thời điểm ông Nguyễn Thế Tuấn còn giữ chức vụ Trưởng phòng Tài chính – Kế hoạch thị xã Từ Sơn (nay là TP. Từ Sơn).
Bắt thêm phó ban một đài truyền hình vụ tổng thư ký tạp chí lừa đảo
Chiều 23/3, một nguồn tin của Thanh Niên cho biết, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Bắc Ninh vừa ra quyết định khởi tố, bắt tạm giam đối với bà Phạm Kiều Oanh (47 tuổi, trú P.Mộ Lao, Q.Hà Đông, Hà Nội) để làm rõ tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
bà Oanh là phó ban của một đài truyền hình ở Hà Nội, được xác định liên quan trong vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản do ông Ngô Văn Tới (40 tuổi, trú P.Hoàng Liệt, Q.Hoàng Mai, Hà Nội; Tổng thư ký Tạp chí Văn Hiến Việt Nam) cầm đầu. Bà Oanh bị bắt tạm giam hôm qua 22/3.
Trước đó, công an đã khởi tố, bắt tạm giam ông Ngô Văn Tới và Phạm Hùng (50 tuổi, trú P.Trung Văn, Q.Nam Từ Liêm, Hà Nội) về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Theo kết quả điều tra ban đầu, khoảng tháng 5.2021, Công an tỉnh Bắc Ninh tiếp tục nhận tố giác của bà Lê Thị H. (53 tuổi, trú H.Yên Dũng, Bắc Giang) về việc tàu cát của bà bị lực lượng chức năng tạm giữ.
Được kết nối, ông Tới giới thiệu với bà H. mình có nhiều mối quan hệ, có thể lấy được tàu đang bị tạm giữ ra trước thời hạn.
Do tin tưởng, bà H. đã đưa cho ông Tới 1 tỉ đồng để lấy tàu về. Sau khi nhận tiền, ông Tới và ông chia nhau tiền. Công an xác định bà Oanh cũng có vai trò trong vụ việc này.
Bình Thuận chi hơn 100 tỷ đồng mua kit test của Công ty Việt Á
Ngày 23/3, nguồn tin của PLO cho biết, sau khi Cơ quan cảnh sát điều tra (C03) Bộ Công an ủy thác cho cơ quan điều tra công an các tỉnh, thành tiến hành thu thập tài liệu liên quan đến Công ty Việt Á bán kit xét nghiệm trực tiếp, gián tiếp cho các tổ chức, cá nhân, pháp nhân tại các địa phương đến nay đã có các báo cáo bước đầu trong đó có báo cáo của tỉnh Bình Thuận.
Bước đầu, công an xác định tỉnh Bình Thuận đã chi hơn 100 tỉ đồng mua kit test của Việt Á.
Theo đó có 32 gói thầu là chỉ định thầu trong năm 2021 của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) tỉnh Bình Thuận chi gần 100 tỉ đồng là tiền mua kit của Công ty CP Công nghệ Việt Á và hầu hết các hợp đồng đều do Công ty TNHH khoa học Hợp Nhất (Tân Bình, TP.HCM) cung cấp, trong đó có nhiều hợp đồng mua với giá 509.250đ/kit test.
Hàm oan gần 40 năm chỉ được bồi thường hơn 1 tỷ đồng
VnExpress – Ông Nguyễn Văn Dũng, người bị bắt oan 43 năm trước, kiện VKS yêu cầu bồi thường gần 11 tỷ đồng rồi hạ xuống 3,6 tỷ nhưng tòa chỉ chấp nhận hơn một tỷ đồng.
Bức xúc sau phiên tòa, ông Dũng cho biết, mức bồi thường tòa tuyên là chưa xem xét đến khoảng thời gian gần 37 năm ông phải mang thân phận bị can kể từ sau khi được trả tự do.
“Tôi đã mất mát quá nhiều, chấp nhận bỏ hết các yêu cầu bồi thường về sức khỏe, tài sản, thu nhập bị mất… hạ mức bồi thường từ 10,9 tỷ đồng xuống 3,6 tỷ vì không thể chứng minh. Nhưng những thiệt hại về tổn thất tinh thần trong thời gian vẫn mang thân phận bị can thì quá rõ nhưng cũng không được tòa chấp nhận”, ông Dũng nói và cho biết sẽ kháng cáo bản án này.
Theo nội dung vụ án, khuya ngày 26/7/1979, nhà máy xay lúa ở xã Đôn Thuận, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh, xảy ra vụ cướp. Nửa tiếng sau, công an bắt được người đàn ông tình nghi. Từ lời khai của người này, ông Nguyễn Văn Dũng cùng cha mẹ, chị gái và 4 người khác lần lượt bị bắt giam. Sau 4 năm, cơ quan điều tra không chứng minh được hành vi phạm tội của họ nên trả tự do. Quyết định đình chỉ điều tra được ban hành sau đó nhưng ông Dũng và những người trong gia đình không được nhận.
Sau 35 năm gõ cửa các cơ quan tố tụng trung ương và địa phương kêu cứu, tháng 4/2019, họ mới nhận được quyết định đình chỉ bị can và được giải oan. VKSND tỉnh Tây Ninh lý giải rằng, các quyết định này đã bị “bỏ quên” giờ mới tìm thấy. Cuối năm đó VKS tổ chức xin lỗi công khai họ nhưng bố của ông Dũng đã chết trước khi được minh oan.
Tháng 10/2020, VKSND tỉnh Tây Ninh bồi thường cho 6 người, mỗi người hơn một tỷ đồng. Riêng ông Dũng không đồng ý mức bồi thường này, yêu cầu cơ quan gây oan sai phải bồi thường tổng cộng 10,9 tỷ đồng bao gồm thiệt hại về sức khỏe, tinh thần, chi phí kêu oan, mất thu nhập, mất tài sản… Do thương lượng không được nên ông Dũng khởi kiện ra TAND tỉnh Bình Dương.
Trong đơn kiện, ông Dũng cho biết, lúc bị bắt đang là du kích xã. Thời gian những người trong gia đình bị giam, nhà cửa, đất đai, ruộng vườn bị người khác chiếm giữ hết. Khi được trả tự do, họ vẫn bị xóm giềng hoài nghi nên phải bỏ xứ phiêu bạt nhiều nơi vì mặc cảm.
Theo ông, những thiệt hại về sức khỏe, tinh thần, vật chất, tài sản, danh dự… gia đình phải chịu đựng trong hơn 40 năm qua là mất mát rất lớn nhưng chưa được VKSND tỉnh Tây Ninh ghi nhận, bồi thường. Trong đó, VKS đã bỏ qua thời gian 40 năm ông mang thân phận bị can và không giải quyết các thiệt hại về tài sản của gia đình.
Quá trình thụ lý, TAND tỉnh Bình Dương đã nhiều lần đưa ra xét xử nhưng sau đó phải hoãn để thu thập chứng cứ.
Có thể bạn quan tâm: