Mục lục bài viết
Đường sắt Nhổn – ga Hà Nội chậm tiến độ, đội vốn ‘khủng’ phá kỷ lục Cát Linh – Hà Đông
Đường sắt Nhổn – ga Hà Nội nhiều lần lỡ hẹn
Danviet – Ngày 20/5, báo Dân Việt đưa tin, Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) đã trình TP.Hà Nội đề xuất điều chỉnh thời gian thực hiện dự án tuyến đường Nhổn – ga Hà Nội từ giai đoạn 2009 – 2022 thành 2009 – 2029.
Với việc chậm tiến độ và liên tục lỡ hẹn ngày hoàn thành dự án đường sắt Nhổn – ga Hà Nội đội vốn thêm khoảng 4.905 tỷ đồng (tương đương 202,81 triệu euro) nâng tổng mức đầu tư dự án lên 34.532 tỷ đồng.
Lý giải lý do đội vốn, Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội cho biết, do biến động của tỉ giá quy đổi (tiền euro sang tiền Việt Nam) khi thanh toán khối lượng thực hiện; điều chỉnh thiết kế và các yêu cầu kỹ thuật để phù hợp với thực tế thi công, phương án vận hành; chậm trễ tiến độ dẫn đến phải gia hạn thời gian thực hiện; cập nhật các chi phí trong tổng mức đầu tư; bổ sung các phần việc còn thiếu do không lường trước được khi dự án lần đầu tiên thực hiện tại Việt Nam.
Đáng chú ý, dự án đường sắt Nhổn – ga Hà Nội được khởi công lần đầu vào năm 2006 và chính thức khởi công năm 2009, đến nay, dự án này mới chỉ đạt 74,36%.
Đường sắt Nhổn – ga Hà Nội đội vốn “phá vỡ kỷ lục”
Tuy nhiên, dự án đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội trở thành một dự án chậm tiến độ và để lại nhiều tai tiếng.
Về tổng quan: Dự án đường sắt Nhổn – ga Hà Nội khởi công lần đầu năm 2006, hoàn thành năm 2010. Tuy nhiên, do vướng mắc về giải phóng mặt bằng, dự án đã phải tạm dừng triển khai và đến tháng 9/2010 mới được khởi công và tiến độ được lùi tới năm 2015.
Sau đó, dự án đường sắt Nhổn – ga Hà Nội thi công ì ạch, liên tục phải lùi ngày hoàn thành đến năm 2016, 2017 và 2018. Tiếp đó là lùi tiến độ hoàn thành đến năm 2019.
Dự án đường sắt Nhổn – ga Hà Nội dự kiến đưa đoạn trên cao từ Depot Nhổn đến Cầu Giấy khai thác trước vào cuối năm 2021, tuy nhiên, tiến độ vận hành khai thác tiếp tục bị lỡ hẹn.
Nếu dự án đường sắt Nhổn – ga Hà Nội được điều chỉnh lùi tiến độ hoàn thành đến năm 2029 (tức 23 năm dự án mới hoàn thành kể từ ngày khởi công lần đầu).
Như vậy, dự án đường sắt Nhổn – ga Hà Nội sẽ đi vào lịch sử của ngành GTVT nói chung và TP. Hà Nội nói riêng, khi phá vỡ mọi kỷ lục của các dự án hạ tầng giao thông.
Về tổng vốn đầu tư: Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Nội có tiêu tốn 18.001,5 tỷ đồng (tương đương 868,04 triệu USD); Dự án đường sắt Nhổn – ga Hà Nội đội vốn “khủng” sau điều chỉnh sẽ tiêu tốn 34.532 tỷ đồng.
Người dân bị ép cung cấp thông tin quy hoạch khi làm sổ đỏ ở Khánh Hòa
Ngày 21/5, Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Khánh Hòa vừa có văn bản gửi Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Diên Khánh (Chi nhánh Diên Khánh) liên quan đến các nội dung phản ánh của công dân về việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai.
Trước đó, Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Khánh Hòa nhận được phản ánh của công dân về việc Chi nhánh Diên Khánh yêu cầu khách hàng nộp bổ sung phiếu cung cấp thông tin về quy hoạch thửa đất khi giải quyết hồ sơ đăng ký biến động về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trong các trường hợp.
Theo người dân, mỗi phiếu cung cấp thông tin quy hoạch nếu đăng ký tại bộ phận một cửa giá 150.000 đồng. Tuy vậy, việc đề nghị cung cấp thông tin quy hoạch phải mất thời gian lâu, trung bình từ 1 đến 2 tuần.
Việc đưa ra quy định của Văn phòng Đăng ký đất đai tại huyện Diên Khánh làm phát sinh thêm thủ tục hành chính, gây khó khăn cho người dân khi làm sổ đỏ. Đặc biệt, yêu cầu vô lý này dễ xuất hiện các dịch vụ “cò” phiếu cung cấp thông tin quy hoạch, thu lợi bất chính.
Về vấn đề trên, trả lời báo VietNamNet, ông Huỳnh Hữu Hạnh (Giám đốc VPĐKĐĐ huyện Diên Khánh) nói cán bộ tại văn phòng kiểm tra với lượng hồ sơ nhiều sợ không chính xác, dẫn tới khách hàng kiện tụng nên đơn vị đã áp dụng biện pháp yêu cầu người dân cung cấp “phiếu cung cấp thông tin quy hoạch” khi làm hồ sơ thủ tục nhà đất.
Ông Hạnh cho biết, khi kiểm tra lại thấy việc yêu cầu phiếu cung cấp thông tin quy hoạch là không đúng, nên đã yêu cầu dừng.
Còn về việc xuất hiện tình trạng “cò phiếu cung cấp thông tin quy hoạch” mà nhiều hành khách phản ánh, người đứng đầu VPĐKĐĐ huyện Diên Khánh nói tại đơn vị không xảy ra việc này.
Thu nhập thấp, nhiều trạm y tế ở Đồng Nai không có bác sĩ
Zing – Liên quan đến tình trạng thiếu bác sĩ làm việc tại các trạm y tế đang diễn ra trên nhiều địa phương của tỉnh Đồng Nai, Sở Y tế Đồng Nai cho biết, tỉnh hiện 170 trạm y tế xã, phường; trong đó nhiều trạm không có bác sĩ làm việc tại chỗ mà phải điều bác sĩ từ các trung tâm y tế xuống hỗ trợ, làm việc cơ động.
Trạm y tế xã Hưng Lộc (huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai) đã xây dựng được 22 năm, cơ sở vật chất đã xuống cấp nghiêm trọng. Trạm hiện có 8 biên chế phục vụ hơn 17.000 dân. Trước dịch COVID-19, mỗi ngày trạm khám, điều trị cho hơn 10 bệnh nhân và thực hiện các chương trình mục tiêu y tế quốc gia như tiêm ngừa, phòng, chống dịch bệnh.
Từ giữa năm 2021 đến nay, bác sĩ duy nhất của trạm nghỉ việc vì lý do sức khỏe, cũng từ đó, trạm không còn khám, chữa bệnh mà chỉ thực hiện công tác y tế dự phòng.
Anh Nguyễn Anh Trực, ngụ xã Hưng Lộc, huyện Thống Nhất cho biết, trạm y tế đã xuống cấp nghiêm trọng, cơ sở vật chất không đáp ứng đủ điều kiện để khám, chữa bệnh. Trạm cũng không có bác sĩ làm việc nên chúng tôi chỉ đưa con tới đây để tiêm phòng thôi. Nếu có bệnh thì phải đưa lên bệnh viện tuyến trên
Bà Phạm Thị Điệp, phụ trách Trạm y tế xã Hưng Lộc cho biết, do cơ sở vật chất của trạm y tế xuống cấp và lương thấp nên khoảng 4 năm trở lại đây, trạm không tuyển được bất cứ nhân viên y tế nào. Là người gắn bó với trạm lâu nhất nhưng tổng thu nhập của bà cũng chỉ 8 triệu đồng/tháng. Yêu nghề nên bà mới gắn bó chứ với mức thu nhập này chỉ đủ sống, nếu có sự cố gì trong cuộc sống sẽ không đủ.
Ngay cả những trạm y tế khang trang, được đầu tư cơ sở vật chất sạch đẹp cũng vắng bóng bệnh nhân tới khám.
Trạm y tế xã Xuân Bình, thành phố Long Khánh, Đồng Nai được đầu tư mới khang trang, đầy đủ các phòng chức năng nhưng vẫn không thu hút được người dân tới khám bệnh. Nguyên nhân là do từ đầu năm đến nay, trạm không có bác sĩ làm việc vì lương thấp và không có đãi ngộ đặc biệt cho nhân viên y tế tuyến trạm.
Người dân đặt câu hỏi, tại sao ông Trương Quốc Cường lại được tuyên mức án quá nhẹ
Như Dân Việt đã thông tin, sau 7 ngày xét xử và nghị án, chiều 19/5, TAND TP Hà Nội tuyên phạt cựu Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường 4 năm về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, theo Điều 285 Bộ luật hình sự 1999.
Trong 6 ngày chất vấn và tranh luận, ông Cường ban đầu được Viện kiểm sát (VKS) đánh giá “chưa thực sự thành khẩn” do chỉ nhận trách nhiệm với tư cách đứng đầu Cục Quản lý Dược. Ông chưa nhận trách nhiệm về sai phạm của cá nhân.
Tuy nhiên, ngày cuối cùng được trình bày tại tòa, ông Cường nhận toàn bộ sai phạm, nói sai sót xảy ra do làm việc quá tải, cơ sở vật chất thiếu thốn.
Thái độ của ông Cường được VKS đánh giá thành khẩn. Do đó, Viện đã đề nghị lại mức án với ông Cường là từ 4-5 năm.
Cuối cùng ông Cường bị tuyên phạt 4 năm tù. Trước đó, trong phiên xử ngày 14/5, khi nêu luận tội, đại diện Viện KSND TP Hà Nội đề nghị HĐXX tuyên phạt cựu thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường mức án 7-8 tù.
Sau thông tin này, nhiều bạn đọc đặt câu hỏi, tại sao ông Trương Quốc Cường lại được tuyên mức án nhẹ hơn nhiều so với mức án đề nghị ban đầu của VKS?.
Có thể bạn quan tâm: