Mục lục bài viết
Thêm 161.262 ca nhiễm mới, 4 tỉnh bổ sung 103.528 F0
NLĐ – Về tình hình dịch Covid-19 hôm nay 14/3, Bộ Y tế cho biết từ 16 giờ ngày 13-3 đến 16 giờ ngày 14/3, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 161.262 ca nhiễm mới.
Bình đăng ký bổ sung 30.000 ca, Sở Y tế Vĩnh Phúc đăng ký bổ sung 25.112 ca và Sở Y tế Lào Cai đăng ký bổ sung 16.016 ca trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin.
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Đắk Lắk (3.925), Hà Giang (1.911), Bình Dương (1.162).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Thái Nguyên (2.241), Bắc Ninh (1.054), Hà Nội (564).
Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 6.377.438 ca nhiễm. Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (838.217), TP HCM (570.931), Bình Dương (340.740), Bắc Ninh (231.613), Nghệ An (226.561).
Từ 17h30 ngày 13/3 đến 17h30 ngày 14/3 ghi nhận 92 ca tử vong. Số tử vong trung bình ghi nhận trong 7 ngày qua là 84 ca/ngày. Tổng số ca tử vong tại Việt Nam tính đến nay là 41.477 ca.
Công nhận kết quả test nhanh do F0 tự thực hiện
VnExpress – Bộ Y tế cho phép người dân tự xác định mắc Covid-19 bằng test nhanh, thay vì để nhân viên y tế thực hiện hoặc giám sát từ xa, theo hướng dẫn mới.
Nội dung trên được Bộ Y tế đưa trong Hướng dẫn quản lý tại nhà đối với người mắc Covid-19, ngày 14/3. Theo đó, người mắc Covid-19 được khẳng định nhiễm virus bằng xét nghiệm PCR hoặc test nhanh do bản thân hay người chăm sóc tự làm tại nhà hoặc do nhân viên y tế, cơ sở y tế thực hiện. Như vậy, quy định này đã có nhiều thay đổi so với trước đây.
Với hướng dẫn mới này, người dân tự xét nghiệm nhanh hoặc PCR, nếu dương tính có thể thông báo cho xã, phường biết, kết quả test này được cơ sở y tế công nhận.
Đề xuất giảm tuổi với người được cấp bằng lái xe máy
VnExpress – Tham luận tại hội thảo “Luận cứ khoa học và thực tiễn của việc xây dựng dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ” chiều 14/3, Ngọ Duy Hiểu (Phó chủ tịch Liên đoàn lao động Việt Nam) cho rằng quy định độ tuổi được cấp giấy phép lái xe hiện nay chưa phù hợp với thực tiễn và nhu cầu.
Cụ thể, học sinh THPT đi xe máy nói chung và môtô nói riêng đến trường đang là nhu cầu có thật và rộng khắp, nhất là ở các thành phố lớn. Tại cấp THPT, nhất là lớp 11 và 12, học sinh phải đi học trái buổi, ngoại khóa tại trường và học thêm khá nhiều. Tuy nhiên, phương tiện công cộng chưa phát triển đủ để đáp ứng.
Theo pháp luật hiện hành, người từ 16 tuổi trở lên được đi xe máy dưới 50 cc và từ 18 tuổi trở lên mới được học lấy giấy phép lái xe để đi xe 50-175 cc (hạng A01). Thực tế, người từ 16 đến dưới 18 tuổi không được học luật giao thông đầy đủ vì chưa đủ tuổi được cấp giấy phép lái xe nhưng vẫn đi xe đạp điện, xe máy điện hoặc xe gắn máy dưới 50cc. Sự phát triển về sức khỏe (chiều cao, cân nặng), tâm lý của thế hệ trẻ ngày nay đã có những bước phát triển vượt bậc so với trước đây.
“Quy định hiện hành đã lạc hậu so với thực tiễn. Do vậy, đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu để trẻ hóa đối tượng được cấp giấy phép lái xe hạng A01”, ông Hiểu nói.
Xe chở phạm nhân va chạm ô tô tải, 3 người bị thương
Zing – Khoảng 12h40 ngày 14/3, xe chở phạm nhân mang biển số 51F-0297 chạy trên đường Nguyễn Thị Lắng, hướng quốc lộ 22 về đường Hồ Văn Tắng, huyện Củ Chi.
Khi đến ngã tư Cây Da, xã Tân Phú Trung (huyện Củ Chi), xe chở phạm nhân va chạm với ôtô tải mang biển số tỉnh Bình Dương đang qua giao lộ.
Cú va chạm khiến phần cabin hai phương tiện dính vào nhau, 2 cán bộ công an và một phạm nhân bị thương.
Theo người dân địa phương, lúc xảy ra tai nạn họ nghe tiếng động rất mạnh. “Tôi chạy ra thấy một cán bộ công an bị thương ở vùng đầu, một cán bộ khác bị xây xát. Phạm nhân trong thùng xe cũng được đưa ra ngoài”, một nhân chứng cho biết.
Những người bị thương được lực lượng chức năng đưa đi bệnh viện cấp cứu.
Có thể bạn quan tâm: