Xe khách chở 30 người lao xuống vực Tam Đảo

VnExpress – Xe chở 30 người lao xuống vực núi Tam Đảo, may mắn vực núi không sâu nên không có thiệt hại về người.

Khoảng 15h45, anh Nguyễn Quang Cường, 32 tuổi quê ở Sóc Sơn (Hà Nội) lái xe khách 29 chỗ biển số Hà Nội chở theo 30 người đi trên quốc lộ 2B từ đỉnh núi Tam Đảo xuống chân núi.

Khi xe đến xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo thì bất ngờ lao sang phía taluy âm và tiếp tục lao xuống vực cách mặt đường khoảng 2 m. Một nhân chứng cho biết thời điểm xảy ra tai nạn ôtô đi xuống núi với tốc độ tương đối nhanh, đến khúc cua đã không làm chủ được tốc độ.

Ảnh chụp màn hình tờ banduong.

Sau va chạm, hành khách trên ô tô hoảng loạn kêu cứu, người đi đường đã tới đập vỡ kính sau và hông xe để đưa họ ra ngoài, hai người bị thương được đưa đi cấp cứu. Ôtô khách nằm lật ngang dưới vực, hư hỏng phần hông bên ghế lái.

Dân kêu cứu với chủ tịch tỉnh vì hàng chục ‘hố tử thần’

Tuoitre – Người dân xã Châu Hồng, huyện Quỳ Hợp trong cuộc đối thoại với chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung ngày 29/5 đã yêu cầu các cơ quan chức năng sớm làm rõ nguyên nhân đất sụt lún, giếng cạn bất thường khiến nhiều hộ gia đình luôn trong sợ hãi.

Đây là lần đầu người dân xã Châu Hồng được bày tỏ ý kiến trực tiếp với lãnh đạo tỉnh Nghệ An sau những bức xúc kéo dài. Người dân cho rằng họ đã phản ánh nhiều lần nhưng “các đoàn kiểm tra đến rồi đi, chưa đưa kết luận cuối cùng” về tình trạng sụt lún đất, nứt tường, nền nhà ở địa phương này.

Ảnh chụp màn hình Tuổi Trẻ.

Ông Lô Văn Mậu – ngụ xã Châu Hồng cho biết, thời gian qua không riêng gia đình ông mà hàng trăm hộ dân trong xã đều sống trong cảnh thấp thỏm, sợ hãi trước việc đất sụt lún bất thường.

Ông Mậu nhớ lại cách đây vài tháng khi đang ở nhà thì nghe một tiếng nổ lớn phát ra từ lòng đất khiến vợ chồng ông hoảng hốt. Ngay sau đó, tường nhà bị nứt nẻ nhiều nơi. Tối cùng ngày, nhiều viên gạch dưới nền nhà bị đẩy bung ra khỏi nền, bên dưới có dấu hiệu sụt lún đất.

“Dân bản sinh sống ở đây đã hàng trăm năm, nhưng bây giờ mới có hiện tượng lạ này. Chúng tôi rất lo lắng vì nếu đất sụt dưới chân móng nhà sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng và tài sản”, ông Mậu nói.

Ảnh chụp màn hình Tuổi Trẻ.

Không chỉ sụt lún đất, từ hơn hai năm qua, gần 300 giếng nước của người dân ở các bản Na Hiêng, Na Noong, bản Công của xã Châu Hồng cũng bất ngờ bị cạn kiệt nước. Mỗi gia đình đã phải góp 5 – 6 triệu đồng mua đường ống kéo nước về từ trên núi cách đó gần 2km nhưng vẫn không đủ dùng.

Bà Nguyễn Thị Hạnh – 46 tuổi, ngụ xã Châu Hồng – cho biết người dân đã gửi đơn thư, trình bày qua nhiều cuộc tiếp xúc cử tri về việc đất sụt lún, giếng cạn bất thường song đến nay tình trạng này không những không thuyên giảm mà ngày càng nghiêm trọng hơn.

Đánh giá việc mực nước hạ xuống bất thường gây sụt lún nói trên, ông Nguyễn Đức Trung cho rằng “đây là bơm nước để khai thác quặng chứ không phải khai thác nước ngầm”. Do vậy, ông Trung yêu cầu huyện Quỳ Hợp chỉ đạo các cơ sở khai thác khoáng sản tạm dừng ngay việc khai thác mỏ ở địa bàn xã Châu Hồng.

Ông Trung giao Công an tỉnh Nghệ An, Phòng cảnh sát môi trường vào cuộc điều tra làm rõ phản ánh của bà con về việc một đơn vị tự ý san lấp “hố tử thần” khi cơ quan chuyên môn đang khảo sát. Đồng thời, đề nghị các cơ quan chức năng tìm nguyên nhân gây ra sụt lún, giếng cạn để có câu trả lời sớm nhất cho người dân, hạn cuối đến ngày 30-6.

“Nếu nguyên nhân gây ra sụt lún, nứt nhà dân do việc khai thác khoáng sản thì doanh nghiệp phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bà con”, lãnh đạo tỉnh Nghệ An yêu cầu.

Giá tiêu dùng tăng phi mã

Sau khi giá xăng dầu trong nước tăng lên mức kỷ lục, nhiều loại mặt hàng cũng rục rịch tăng giá, gây áp lực rất lớn đến bữa ăn hằng ngày.

Thanh Niên – Ghi nhận trên thị trường, giá trứng gà tại nhiều chợ truyền thống TP.HCM đã ở mức 35.000 đồng/chục, trứng vịt 38.000 đồng/chục, gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2021. Một số tiểu thương thừa nhận, từ nhiều năm nay chưa bao giờ giá trứng cao như vậy. Một số cửa hàng Bách Hóa Xanh niêm yết giá trứng đến 22.000 đồng/vỉ 6 quả, tính ra 3.600 đồng/quả trứng gà!

Một thực phẩm không thể thiếu trong bếp của mỗi gia đình là dầu ăn cũng tăng khủng. Mỗi lít dầu ăn hiện tăng 50% so với đầu năm và gấp đôi 2 năm trước, lên hơn 55.000 đồng – mức cao nhất từ trước đến nay. Từ đầu năm đến nay, giá dầu thực vật đã được các đại lý điều chỉnh 3 lần từ 32.000 đồng/lít lên 48.000 đồng/lít. Giá bán lẻ mặt hàng này cũng tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2020, lên 48.000 – 55.000 đồng/lít. Tương tự, dòng sản phẩm trung và cao cấp như dầu đậu nành, hướng dương, gạo lứt tăng 68.000 – 85.000 đồng/lít, tăng 90% so với cùng kỳ 2020.

Chị Nguyễn Thị Phương Quyên, công nhân may ngụ Q.12 (TP.HCM) than thở: “Giá trứng gà đang tăng phi mã, từ 22.000 – 24.000 đồng/chục, giờ tăng 50% lên 32.000 – 36.000 đồng/chục. Nhiều loại thực phẩm, gia vị khác cũng tăng giá như gạo sữa lài thơm tăng lên 17.000 đồng/kg, nước mắm tăng lên 47.000 đồng/chai, đường cát từ 18.000 – 19.000 đồng/kg tăng lên 21.000 đồng/kg, có nơi 22.000 – 24.000 đồng/kg. Muối i ốt 400 gr từ 2.500 đồng/túi giờ đã tăng lên 4.000 đồng/túi. Hầu hết giá cả các mặt hàng hiện nay đã cao hơn 15 – 20% so với giá sau tết. Nhà giàu thì không quan tâm, chứ nhà nghèo như giới công nhân thì càng nghèo thêm”.

Theo khảo sát của Thanh Niên, nhiều DN hiện nay đang khó khăn khi phải duy trì sản xuất trong áp lực chi phí gia tăng, chi trả lương cho nhân viên trong khi sức mua trên thị trường vẫn khá yếu. Đối với các DN kinh doanh mặt hàng trứng gia cầm thuộc chương trình bình ổn giá, nguy cơ thua lỗ vì giá trứng tăng còn cao hơn. Trao đổi với Thanh Niên, ông Trương Chí Thiện, Giám đốc Công ty thực phẩm Vĩnh Thành Đạt, than thở: “Giá trứng trên thị trường tăng cao quá trong khi giá bình ổn lại không được tăng. Điều này dẫn đến 2 hệ lụy: Thứ nhất, người dân sẽ đổ dồn vào mua trứng bình ổn để bán ra ngoài trục lợi. Thứ hai, giá bán không tăng dẫn đến DN thua lỗ và người chăn nuôi cũng không an tâm tái đàn”.

PGS-TS Trần Hoàng Ngân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM, nhận định: Nền kinh tế VN có độ mở rất lớn nên thế giới tăng giá, ta phải chịu giá cao ngay, người ta gọi đó là nhập khẩu lạm phát. Hiện tình hình thế giới quá phức tạp với lạm phát cao. Để giảm thiểu tác động, phải sử dụng nhiều công cụ: thuế, điều hành, tổ chức sản xuất và cân đối cung cầu…

Ống thép Việt Nam có nguy cơ bị điều tra chống lẩn tránh thuế

Mỹ đã nhận đơn đề nghị điều tra chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại với một số sản phẩm ống thép thuộc mã HS 7306.61 và 7306.30 nhập khẩu từ Việt Nam.

Doanh nghiệp Mỹ cáo buộc Việt Nam nhập thép nguyên liệu từ Trung Quốc, Hàn Quốc sau đó gia công và xuất khẩu sang Mỹ.

Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công thương) cho biết, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa nhận đơn kiện đề nghị điều tra chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại với một số sản phẩm ống thép dạng vuông/chữ nhật và ống thép carbon dạng tròn có đường hàn.

Các sản phẩm này chủ yếu thuộc mã HS 7306.61 và 7306.30 được nhập khẩu từ Việt Nam. Nguyên đơn trong vụ việc này gồm các doanh nghiệp sản xuất ống thép lớn tại Mỹ (như Nucor Corporation, Bull Moose Tube, Maruichi Steel Corporation…).

Doanh nghiệp Mỹ cáo buộc Việt Nam nhập khẩu thép cán nóng (HRS), vốn là nguyên liệu chính để sản xuất ra ống thép từ Trung Quốc và Hàn Quốc, sau đó gia công, chế biến đơn giản thành ống thép và xuất sang Mỹ nhằm lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại tương ứng mà Mỹ đang áp dụng với Trung Quốc và Hàn Quốc.

Dữ liệu của Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ (ITC) cho thấy, năm 2021, tổng giá trị xuất khẩu các sản phẩm bị đề nghị điều tra của Việt Nam sang Mỹ khoảng 57,6 triệu USD.

Theo quy định của Mỹ, trong vòng 30 ngày kể từ khi nhận đơn, DOC sẽ ra quyết định khởi xướng vụ việc (có thể được gia hạn).

Có thể bạn quan tâm: