Mục lục bài viết
Hải Dương: 400 con lợn bị chết cháy ở trang trại
Thanh Niên – cụ thể, vụ cháy xảy ra sáng 15/7 tại trang trại lợn thuộc Công ty CP thuốc thú y Amavet ở thôn Quảng Tân, xã Nam Tân (H.Nam Sách, Hải Dương) do ông Nguyễn Văn Quyền (58 tuổi) quản lý.
Thời điểm trên, trại lợn bị cháy phần mái trần chống nóng khu chuồng nuôi với diện tích hơn 700m2.
Vụ hỏa hoạn khiến hệ thống trần chống nóng của trang trại bị thiêu rụi hoàn toàn, 300 lợn con và 100 lợn nái không con nào sống sót.
Theo chủ trang trại và xác định ban đầu của cơ quan chức năng, nhiều khả năng đám cháy do chập điện.
VinFast ngưng bán xe chạy xăng ở Việt Nam sớm hơn dự định
Tuoitre – Hãng xe hơi Việt Nam VinFast vừa quyết định dừng bán xe chạy xăng kể từ ngày 15/7 để chuyển đổi hoàn toàn sang sản xuất và kinh doanh xe điện, hãng xe này vừa ra thông cáo cho biết.
Động thái chuyển đổi này diễn ra sớm hơn so với kế hoạch sáu tháng. Hồi đầu năm nay, VinFast cho biết đến cuối năm 2022 họ mới chuyển hoàn toàn sang xe điện.
Lý do của việc chuyển đổi sớm này, theo thông cáo do báo chí trong nước dẫn lại, là VinFast đã ‘nhanh chóng bán hết những chiếc xe chạy xăng cuối cùng’ mà họ đang sản xuất do nhu cầu của khách hàng đối với các mẫu xe chạy xăng của VinFast ‘tăng đột biến trong thời gian qua’.
Do đó, từ nay đến cuối tháng 8, VinFast ‘sẽ tập trung sản xuất để bàn giao xe (chạy xăng) cho các khách hàng đã ký hợp đồng, đồng thời chuyển đổi hoàn toàn sang sản xuất và kinh doanh xe điện’, Tuổi Trẻ dẫn lời một nhà điều hành của VinFast ẩn danh cho biết.
Nhà điều hành này cũng trấn an những khách hàng sở hữu xe chạy xăng của VinFast rằng việc dừng sản xuất không ảnh hưởng đến các cam kết của hãng đối với khách hàng, cụ thể là thời hạn bảo hành, dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa cũng như cung cấp đầy đủ linh kiện thay thế.
Ông cho biết những khách hàng sở hữu xe chạy xăng của VinFast nếu muốn có thể được hãng hỗ trợ để chuyển đổi dễ dàng sang xe điện.
Hai cựu tướng Cảnh sát biển lĩnh án, tịch thu tiền nhận hối lộ
Danviet – Tối 15/7, Tòa án quân sự Quân khu tuyên án sơ thẩm với 14 bị cáo trong vụ án nhận hối lộ, bảo kê buôn lậu xăng xảy ra tại một số đơn vị cảnh sát biển, biên phòng, công an khu vực phía Nam.
Năm 2019, “trùm” buôn lậu Phan Thanh Hữu và đồng phạm móc nối, đề nghị đại tá Phùng Danh Thoại, Trưởng phòng Xăng dầu Cảnh sát biển góp 5 tỷ đồng làm vốn buôn lậu xăng và được đồng ý. Nhóm này tiêu thụ thành công hơn 196 triệu lít xăng trị giá gần 2.800 tỷ đồng.
Qua đây, Hữu được hưởng lợi bất chính hơn 105 tỷ đồng, hiện ông ta và đồng phạm bị các cơ quan tố tụng dân sự xử lý. Còn đại tá Thoại được chia hơn 22,3 tỷ đồng.
Để có thể buôn lậu xăng dầu số lượng lớn trong thời gian dài, Hữu phải chi hối lộ hằng tháng cho cán bộ trong các lực lượng hải quan, công an, cảnh sát biển, biên phòng…
Trong đó, Thiếu tướng Lê Văn Minh, Tư lệnh Vùng cảnh sát 4, do quen biết từ trước nên giúp Hữu buôn lậu bằng cách báo “tọa độ an toàn” để tàu chở hàng không bị kiểm tra. Đổi lại, Hữu chi cho bị cáo Minh 450 triệu đồng/tháng giai đoạn từ tháng 12/2019 đến tháng 8/2020 và 500 triệu đồng/tháng giai đoạn tháng 9/2020 –đến tháng 1/2021, tổng cộng 6,9 tỷ đồng.
Ông Minh còn giới thiệu Hữu tới người đồng cấp của mình, tức Thiếu tướng Lê Xuân Thanh, Tư lệnh vùng Cảnh sát biển 3. Bị cáo Thanh cũng giúp nhóm buôn lậu bằng cách “không kiểm tra, xử lý” và được nhận hối lộ 1,8 tỷ đồng. Số tiền này được Hữu đưa cho bị cáo Phan Thị Xuân (vợ ông Thanh).
Cũng theo án sơ thẩm, bị cáo Nguyễn Văn Hùng, nguyên Đồn trưởng Trường Long Hòa, Biên phòng tỉnh Trà Vinh cũng được Phan Thanh Hữu nhờ “giúp đỡ” với giá 500 triệu đồng/tháng trong giai đoạn tháng 9/2019 đến tháng 2/2020.
Sau tháng 2/2020, Hùng dùng một phần trong số 500 triệu đồng hằng tháng do Hữu đưa để hối lộ Phạm Văn Trên, Chỉ huy Biên phòng tỉnh Trà Vinh, 100 triệu/tháng; Lê Văn Phương, Phó phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Trà Vinh và Phạm Hồ Hải, đại diện cảng Cần Thơ tại Trà Vinh cùng mức 30 triệu đồng/tháng.
Như vậy, tổng số tiền đồn trưởng Nguyễn Văn Hùng nhận hối lộ là hơn 6,3 tỷ đồng; Phạm Văn Trên 1 tỷ đồng; Phương 360 triệu và Hải 330 triệu đồng.
Bị cáo khác, cựu Chỉ huy Biên phòng tỉnh Kiên Giang, cựu đại tá Nguyễn Thế Anh dù kêu oan, nói bị ép cung nhưng cấp sơ thẩm xác định ông ta nhận hối lộ của Phan Thanh Hữu 6,2 tỷ đồng cùng 560.000 USD. Số tiền này, Thế Anh không trực tiếp nhận mà nhờ em họ mình, bị cáo Nguyễn Văn An lấy giúp.
Sau khi Hữu bị Công an Đồng Nai bắt, Thế Anh đưa tiền, tổ chức cho An trốn sang Lào. Bị cáo Cao Phước Hoài (anh vợ An) bị xác định biết nhóm Thế Anh nhận tiền hối lộ nhưng không tố giác.
Việc Nguyễn Thế Anh khiếu nại điều tra viên, kiểm sát viên đều được giải quyết theo quy định. Người này không đưa ra được chứng cứ thể hiện mình bị ép cung, mớm cung để tòa xem xét nên Hội đồng xét xử xác định Thế Anh phạm các tội “Nhận hối lộ”, “Tổ chức cho người khác trốn ra nước ngoài trái phép”; không có căn cứ kêu oan.
Các bị cáo khác thuộc cảnh sát biển, biên phòng cũng bị tòa quân sự xác định nhận hối lộ để bỏ qua hoặc “làm không hết trách nhiệm”, giúp nhóm của Hữu buôn lậu xăng số lượng lớn trong thời gian dài.
Hội đồng xét xử nhận định, hành vi của các bị cáo là nghiêm trọng nên cần cách ly khỏi xã hội, trừ bị cáo Phan Thị Xuân.
Về dân sự, tòa tuyên tịch thu sung công tiền bị cáo Phùng Danh Thoại thu được trong quá trình “góp vốn buôn lậu” và khoản tiền các bị cáo nhận hối lộ. Bị cáo Thoại còn bị phạt thêm 100 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm: