Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh, gạo Việt Nam sau hơn 30 năm chinh phục thị trường thế giới, từ chỗ tự ti vì thua sản phẩm cùng loại của nước khác về chất lượng và giá, nay đã có thể tự tin vì sở hữu nhiều giống lúa quý, có thời điểm giá gạo Việt Nam đã cao hơn gạo Thái Lan – theo Vietnamnet.
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đang cao hơn đối thủ Thái Lan và Ấn Độ
Ông Doanh nói, nếu 5-6 năm trước, chúng ta chỉ có 35-40% các giống lúa chất lượng cao thì hiện nay đạt 75-80%. Chất lượng gạo tăng lên, giá xuất khẩu cũng tăng lên rất nhanh. Ngành lúa gạo đã tái cơ cấu thành công dù những năm qua, diện tích lúa đã giảm nhường chỗ cho các ngành kinh tế khác.
Mới đây, nhiều người “giật mình” trước thông tin Việt Nam nhập khẩu gạo từ Ấn Độ. Nhưng với người trong nghề, đây là ‘bình thường mới’ của gạo Việt. Việt Nam thiếu và phải nhập gạo phẩm cấp thấp chế biến các loại thức ăn phục vụ chăn nuôi, khi tỷ lệ các giống lúa phẩm cấp cao ngày càng áp đảo.
Tờ Bangkok Post ngày 25/1 nhận định, đây là “Chiến lược gạo khôn ngoan của Việt Nam”, khi Việt Nam chọn nhập khẩu gạo Ấn Độ có giá thấp hơn để đáp ứng nhu cầu trong nước, trong khi tiết kiệm sản lượng trong nước phục vụ xuất khẩu có giá bán cao. Việc sản xuất lúa chất lượng cao đã đi đúng xu hướng thế giới, tận dụng tốt cơ hội xuất khẩu vào EU khi Hiệp định thương mại tự do Châu Âu – Việt Nam có hiệu lực.
TS Đặng Kim Sơn – nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn thừa nhận, lúa gạo là một ngành hàng thành công nhất trong thời gian qua. Từ việc chỉ xuất khẩu được 1 triệu tấn/năm giờ đã thành quốc gia xuất khẩu hàng đầu thế giới.
Có thể bạn quan tâm: