Ngày 8/3, Sở Y tế Kon Tum vừa có báo cáo về kết quả điều tra, giám sát các trường 6 người mắc bệnh lạ, 3 người tử vong do “bệnh lạ” sau khi ăn “tết chuồng trâu” tại thôn Kon Kum, xã Măng Cành hôm 17/2 (H. Kon Plong, Kon Tum).
Theo báo Thanh Niên, trước đó ngày 17/2, làng Kon Kum tổ chức ăn “tết chuồng trâu”. Sau vài ngày ăn uống, 6 người ngồi cùng 1 mâm trong làng có các biểu hiện sốt, nôn ói, đau bụng… Sau đó các bệnh nhân được đưa đi điều trị tại Trung tâm y tế (TTYT) huyện và Bệnh viện đa khoa (BVĐK) tỉnh Kon Tum. Tuy nhiên 3 người đã không qua khỏi.
Bệnh nhân tử vong đầu tiên là A.V. (36 tuổi, trú thôn Kon Kum, xã Măng Cành, H.Kon Plong). Ngày 21/2, A.V. có các triệu chứng đau đầu, đau bụng, ăn uống kém, chóng mặt buồn nôn và nhập viện tại TTYT H.Kon Plong với tình trạng hôn mê sâu.
Sau đó bệnh nhân được chuyển xuống BVĐK tỉnh Kon Tum trong tình trạng thở chậm, yếu, môi tái. Đến 6 giờ ngày 25/2, bệnh nhân tử vong chẩn đoán do suy hô hấp/viêm não.
Trường hợp thứ 2 là Y.N. (tên gọi khác Y.B, 65 tuổi, trú thôn Kon Kum). Ngày 22/2, bệnh nhân có các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, ho nhiều, ho kéo dài từng cơn.
Ngày 25/2, bà Y.N. nhập viện tại TTYT huyện trong tình trạng sốt, ho, sợ ánh sáng. Đến rạng sáng ngày 2/3, bệnh nhân tử vong với chẩn đoán “suy hô hấp/viêm phổi”.
Bệnh nhân thứ 3 là Y.K. Ngày 28/2, bệnh nhân bắt đầu phát bệnh với triệu chứng đau bụng, đau lan ra sau lưng, kèm thể trạng suy kiệt. Tuy nhiên bệnh nhân không đến TTYT, không uống thuốc và điều trị. Đến 3 giờ ngày 1/3, bệnh nhân tử vong tại nhà.
Ngoài ra, có 3 trường hợp khác cũng tham gia ăn tết chuồng trâu và có các triệu chứng tương tự cùng trú tại thôn Kon Kum.
Trong đó 2 người phát bệnh vào ngày 25/2, với triệu chứng đau bụng, nôn khi ăn thức ăn và uống nước, chóng mặt. Cả 2 được đưa đến bệnh viện điều trị đến ngày 2/3, một bệnh nhân khỏi bệnh và được cho ra viện với chẩn đoán viêm dạ dày.
Còn bệnh nhân khác được chẩn đoán rối loạn tiền đình, suy thận. Hiện vẫn đang được điều trị.
Riêng bệnh nhân thứ 3 phát bệnh vào ngày 1/3 với triệu chứng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn. Ngay trong ngày, A.D nhập viện tại TTYT huyện rồi chuyển đến BVĐK. Hiện bệnh nhân đang điều trị tại Khoa hồi sức tích cực – chống độc với tình trạng suy hô hấp, viêm gan – suy gan cấp.
Ngay trong ngày 2/3, nhà chức trách đã điều tra dịch tễ và lấy mẫu xét nghiện với 2 bệnh nhân và cho kết quả đều âm tính lần 1 với COVID-19.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật đã phối hợp với Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm điều tra và lấy 1 mẫu nước và 7 mẫu rượu để xét nghiệm.
Phong tục tết chuồng trâu hay còn gọi là tết trâu cúng “ông chuồng – bà chuồng”.
Ngày xưa, để báo đáp con trâu giúp cho người dân quê biết bao công sức, nhất là những khi phải mướn ruộng để canh tác hàng năm. Nhiều nhà nghèo không có trâu phải đi mướn, cơ cực trăm phần. Nhà khá giả một chút coi con trâu là đầu cơ nghiệp. Vì vậy, người nghèo hay người giàu cũng nhờ nó, nhớ công của nó. Tết đến, người người nhà nhà vui chơi, thì ai cũng nhớ tục Tết trâu.
Tết trâu bắt đầu từ sáng mùng 4 bằng nhang đèn và mâm trái cây, thúng gạo, giấy tiền vàng bạc rượu, trà (có chỗ cúng bằng bánh tét với đường) để cúng “ông Chuồng – bà Chuồng”. Sau đó, chủ nhà lại chuồng trâu đổ rượu vào miệng mũi trâu đực, đổ nước trà vào miệng mũi trâu cái, rồi lấy hai lá vàng bạc giấy dán hai sừng. Có người cúng xong còn đem bánh tét đúc cho trâu ăn. Chuồng trâu cũng được dán giấy cho… ăn Tết.
Chủ trâu cũng không quên những bao lì xì hoặc cho những thúng gạo, đòn bánh cho những đứa trẻ chăn trâu mướn cho họ, coi như quà thưởng, đền công khó nhọc cả một năm trời cho những đối tượng giúp họ có lúa đầy bồ, gạo đầy cối. Xong nghi thức, trâu được thả ra đám cỏ non người ta đã dành sẵn cho nó.
Trong cuộc sống hiện nay, máy móc đã thay trâu cày, và cũng từ đó phong tục tốt đẹp ngày xưa của ông bà để lại đã gần như vắng bóng.
Tuy nhiên, hình thức nghi lễ nào cũng hàm chứa sự biết ơn của người dân đối với những đối tượng đã phù trợ cho họ vượt qua khó khăn, sự rủi trong đời sống. Yếu tố tâm linh ấy đã trở thành sức mạnh tinh thần to lớn. Tết nhứt cũng là dịp để trả ơn và ghi ơn. Tiền nhân đã gửi gắm nhiều giá trị nhân văn sâu sắc qua những tập tục hình thành nên tự ngày xa xưa ấy!, theo Dân Sinh.
Có thể bạn quan tâm:
- Video: Đốt rơm làm nổ kho đạn, 20 người tử vong, 600 người bị thương
- Video: ôtô bị tàu hỏa húc văng hàng chục mét làm 3 người thương vong không hạ rào chắn
- Video: nam công nhân bị đẩy xuống hố nghiền rác, tử vong thương tâm
- Vợ chồng ông Dũng ‘lò vôi’ nói ông Võ Hoàng Yên đã trả lại 20 tỷ đồng và sổ hồng căn nhà 18 tỷ đồng
- Clip: Dừng nhặt tiền rơi trên cầu, người đàn ông bị Mercedes tông văng và cách giải quyết đầy bất ngờ
- Người anh 7 tuổi cùng em gái 4 tuổi chết đuối dưới hố chôn cột điện
- Bệnh nhân nhiễm Covid-19 hồi phục kỳ diệu nhờ phương pháp dân gian
- Quảng Bình: Đã chuẩn bị lo hậu sự, chàng trai bất ngờ khỏi bệnh ung thư máu
- Trung Quốc cho ‘thổi bay’ tượng Phật Quan Âm cao nhất thế giới