Vụ án về thiếu niên Trung Quốc 15 tuổi Hồ Hâm Vũ mất tích một cách bí ẩn khi đi bộ trong khuôn viên trường học, nơi có lắp đặt 119 camera-  vẫn đang được dư luận đặc biệt quan tâm. 

Đặc biệt, sau 106 ngày, chính quyền đã thông báo tìm thấy thi thể cậu bé chỉ cách trường học không xa. Các tình tiết trong vụ việc đã thu hút sự chú ý của ngoại giới về tội ác mổ cướp nội tạng của ĐCSTQ. 

Như các báo cáo đã nêu, có những dấu hiệu cho thấy, ngoài hệ thống tư pháp, thì hệ thống giáo dục của Trung Quốc cũng có liên quan sâu sắc đến nạn cấy ghép nội tạng. Nhiều sinh viên đại học và học sinh trung học có thể trở thành nạn nhân mới của nạn hiến tạng hoặc cưỡng bức thu hoạch nội tạng của ĐCSTQ.

Gần đây, một cư dân mạng đã đăng một bức ảnh chụp màn hình cho thấy “Hội nghị liên kết hệ thống phân loại và hiến tặng nội tạng tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên của Trung Quốc”, được đồng tài trợ bởi Bộ Giáo dục và Phòng thí nghiệm Trọng điểm về Cấy ghép Nội tạng của Bộ Y tế, Ngân hàng Mắt Quốc tế Lions Society, Bệnh viện Liên minh Hiến tặng và Phân phối Nội tạng. “Hội nghị” được tổ chức tại Quảng Châu từ ngày 20 đến ngày 22 tháng 1 năm 2007.

Khoảng 200 người từ khắp Trung Quốc, bao gồm các bác sĩ lâm sàng tham gia cấy ghép nội tạng, các nhân viên pháp lý liên quan và các nhà nghiên cứu đạo đức, đã tham dự cuộc họp.​

Theo Xinhuanet, năm 2005, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế Trung Quốc, Hoàng Khiết Phu, lần đầu tiên thừa nhận tại Hội nghị Thượng đỉnh Y tế Khu vực Tây Thái Bình Dương của Tổ chức Y tế Thế giới rằng, nguồn nội tạng của Trung Quốc đến từ các tử tù. Sau đó, ông tuyên bố rằng ông đã bắt đầu thiết lập một hệ thống hiến tạng của công dân Trung Quốc.

Vào tháng 1 năm 2010, tạp chí “Cấy ghép nội tạng” đã được ra mắt, đây là ấn phẩm học thuật chuyên nghiệp về ghép tạng do Bộ Giáo dục Trung Quốc giám sát, được tài trợ bởi Đại học Tôn Trung Sơn, và được thực hiện bởi Bệnh viện trực thuộc thứ ba của Đại học Tôn Trung Sơn, mở cửa cho công chúng trong và ngoài nước, theo Sina

Theo tài liệu CNKI – một công ty xuất bản thuộc sở hữu tư nhân ở Trung Quốc từ năm 2014, cho biết, hệ thống giáo dục của ĐCSTQ từ lâu đã nghiên cứu thái độ của sinh viên đại học đối với việc hiến tạng. Ví dụ, vào năm 2013, Đại học Y học Cổ truyền Bắc Kinh đã công bố hai nghiên cứu về thái độ của sinh viên đại học đối với việc hiến tạng, kết luận rằng sinh viên đại học là một nhóm tích cực với các giá trị xã hội tiên tiến và hàng đầu. Sự sẵn sàng hiến tạng của sinh viên đại học có thể được cải thiện thông qua giáo dục, để nâng cao nhận thức của sinh viên đại học về hiến tạng, cần quảng bá trên phương tiện truyền thông và cung cấp thông tin hiến tạng chi tiết và có hệ thống.

Một đoạn ghi âm mà báo Da Ji Yuan có được trước đó cho thấy, các trường cao đẳng và đại học của Trung Quốc đã triển khai hệ thống quản lý thông tin cho sinh viên, nghĩa là áp dụng mô hình quản lý dữ liệu lớn để thu thập thông tin của sinh viên và theo dõi sự năng động của sinh viên trong thời gian thực.

Một giảng viên tin học cho biết, “Khi mỗi sinh viên nhận được thông báo nhập học, sinh viên đó sẽ quét mã QR để vào hệ thống định hướng của chúng tôi, và thông qua hệ thống định hướng, sinh viên cung cấp nhiều dữ liệu khác nhau của mình”.

Theo dữ liệu do Bộ Giáo dục Trung Quốc công bố, số lượng sinh viên đại học ở Trung Quốc sẽ vượt quá 35,99 triệu vào năm 2020. Năm 2022, số sinh viên tốt nghiệp đại học trên cả nước lần đầu tiên sẽ vượt 10 triệu. Điều đó có nghĩa là, số lượng thông tin khám sức khỏe tích lũy trong 10 năm có thể đạt tới 100 triệu lượt người. Nếu tính thêm các trường cao đẳng, trung học khác, con số này sẽ còn lớn hơn. Theo thống kê của Bộ Giáo dục, tính đến tháng 9/2022, toàn Trung Quốc sẽ có tổng số 291 triệu học sinh sinh viên ở các cấp học.

Trở lại vụ án của Hồ Hâm Vũ, cô Bùi, cựu cố vấn của một trường đại học ở Trung Quốc đại lục, cho biết: “Những hình ảnh của Hồ Hâm Vũ và các khía cạnh khác liên quan, cho thấy cậu bé không có trạng thái trầm cảm. Bao gồm cả lời thoại trong chiếc bút ghi âm do chính cậu bé để lại, nó hoàn toàn là một vở kịch, và bây giờ chính quyền lại kết luận là cậu bé tự sát”.

Cô Bùi cho rằng Hồ Hâm Vũ học tại một trường cấp hai xa nhà, điều kiện như vậy rất dễ là nạn nhân của bọn xã hội đen. Việc quản lý trường học ở thành phố của tỉnh rất nghiêm ngặt, nhưng liệu có sự hợp tác của các cơ quan quản lý giáo dục tỉnh với nhà trường trong việc che giấu sự mất tích của học sinh này không. Câu trả là hoàn toàn có thể. Nó giống như sự hợp tác giữa bệnh viện trung tâm với các bệnh viện ngoại thành để lấy nội tạng ở Trung Quốc vậy.

Tại sao Bộ Giáo dục Trung Quốc lại liên quan đến cấy ghép nội tạng?

Chuyên gia về các vấn đề Trung Quốc, Yokogawa, đã phân tích trong một cuộc phỏng vấn với báo Da Ji Yuan rằng, có hai lý do khiến Bộ Giáo dục Trung Quốc tham gia vào việc ghép tạng. 

Lý do thứ nhất là khá nhiều bệnh viện ghép tạng là bệnh viện trực thuộc của các trường đại học y thuộc Bộ Giáo dục, đây là một phần lý do, phần khác là việc xây  dựng cơ sở dữ liệu cho việc ghép tạng hiến tạng ngoài xã hội tương đối khó so với trong trường học.

Chuyên gia Yokogawa phân tích rằng: “Bởi vì sinh viên tập trung trong trường, và họ đều còn trẻ, hầu hết họ chưa bị nhiễm những thói hư tật xấu trong xã hội như nghiện hút, HIV. Chính phủ do đó có thể khuyến khích sinh viên hiến tạng, để làm được điều này một cách dễ dàng, chỉ cần huy động hệ thống các trường, do đó, Bộ Giáo dục đã vào cuộc”.

Ông Yokogawa đã chỉ ra rằng, vấn đề là bởi vì ngành cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc đang phát triển quá nhanh, đến mức không thể kiểm soát được, và nó vẫn đang tiếp tục lan rộng. Ở Trung Quốc, chưa có luật ghép tạng, ĐCSTQ khuyến khích ghép tạng vì điều đó tốt cho các quan chức, đặc biệt là các quan chức đã nghỉ hưu hoặc cao tuổi, và họ có thể nhận được nội tạng trước.

Chuyên gia Yokogawa cho hay: “Vì vậy, trong trường hợp này, cả người hiến tạng tự nguyện và không tự nguyện đều thực sự gặp nguy hiểm. Khi nhu cầu nội tạng không được đáp ứng, nhiều người sẽ sử dụng nội tạng của tù nhân lương tâm. Nội tạng của những người theo học Pháp Luân Công được sử dụng rộng rãi, nhằm đáp ứng nhu cầu của một số người”.

Theo ông Yokogawa, trên thực tế, một số người ở Trung Quốc cũng nhìn thấy điểm này. Chính là bởi vì chỉ cần có lợi ích, nhất định nhiều người sẽ bất chấp quy định mà vi phạm. Hơn nữa, Trung Quốc vẫn chưa có luật về ghép tạng, nên đây là một lỗ hổng khiến nhiều kẻ trục lợi gây án.

ĐCSTQ mê hoặc sinh viên “tình nguyện hiến tạng”: Mạng sống của họ có thể đã bị tước đoạt

Gần đây, People Daily, phương tiện truyền thông chính thức của ĐCSTQ đã đưa tin về một trường hợp hiến tạng nổi tiếng của một sinh viên đại học, tên Dịch Hải Hân. Sinh viên này đang học năm cuối tại Đại học Y Quảng Tây, được đưa đến bệnh viện trong tình trạng hôn mê vào ngày 24 tháng 12 năm 2022, và được tuyên bố là chết não vào ngày 4 tháng 1 năm 2023.

Gia đình cô sau đó quyết định hiến tạng. Sáng 6/1, cô được đưa vào phòng mổ tại Bệnh viện Đa khoa II của trường để lấy tim, phổi, gan và hai quả thận.

Theo NetEase, Dịch Hải Hân lớn lên trong một gia đình khó khăn ở Quý Cảng, tỉnh Quảng Tây, tuy nhiên các phương tiện truyền thông đã không đề cập đến vấn đề này hoặc quá trình giải cứu cô mà chỉ đưa chỉ tin rằng cô là người “khỏe mạnh và không có bệnh nền”, và việc cô đột ngột ngất xỉu có thể liên quan đến áp lực học tập.

Về việc ĐCSTQ khuyến khích học sinh, sinh viên tự nguyện hiến tạng, chuyên gia Yokogawa tin rằng vì chính quyền này có cái gọi là hệ thống phân phối và quyên góp tự nguyện, nên họ sẽ sử dụng phương pháp này để thương lượng với các thành viên trong gia đình, tiết kiệm rất nhiều chi phí y tế và thu hút các thành viên trong gia đình đồng ý hiến tạng. 

Hình thức khuyến khích này không còn thuộc phạm trù hiến tặng nữa. Người dân bị áp lực về tiền bạc hoặc kinh tế nên buộc phải thực hiện, cũng giống như tử tù tự mình ký vào bản hiến tặng, bởi vì anh ta đã không còn tự do. Do đó, việc hiến nội tạng đã không phải thực sự đến từ tự nguyện.

Ngoài ra, dưới một chiến dịch quảng bá quy mô lớn như vậy được phát động trong các trường học, sẽ hình thành một loại áp lực, đó là áp lực giữa các bạn cùng lớp. Nhiều người không tự nguyện mà buộc phải ký hiến tạng do áp lực của môi trường xung quanh và nhà trường.

Theo Chinadaily, vào sáng ngày 5 tháng 12 năm 2020, một nghĩa trang dành cho những người hiến tạng qua đời đã được xây dựng tại tỉnh Giang Tây. Hàng chục thanh niên đã tuyên thệ tình nguyện hiến tạng tại nghĩa trang này. 

Nhiều nghĩa trang tương tự đã được xây dựng, và tình trạng đã lan rộng khắp Trung Quốc. Chuyên gia Yokogawa nói rằng: “Chỉ cần bạn ký tên và sẵn sàng hiến nội tạng, thì khi bạn gặp tai nạn, bạn không cần phải ký lại. Vì vậy, trong trường hợp này, việc tình nguyện hiến tạng rất mờ ám. Hầu hết mọi người đều không biết điều gì đã xảy ra. Chỉ cần tuyên thệ hiến tạng, thì tính mạng của chính bạn có thể bị tước đoạt bất cứ lúc nào”.

Có thể bạn quan tâm: