Người dân đau đớn bình luận: “Nếu không phải là đại thành thị thì sẽ bị hy sinh”; “Ngoài mấy trăm nghìn mẫu ruộng ra, còn bao nhiêu người dân sống ở đó, ai sẽ đảm bảo cho họ đây?”
Secretchina bình luận rằng, hy sinh làng quê bảo vệ thành phố là thủ đoạn quen dùng xưa nay của chính quyền Trung Quốc mỗi khi mùa lũ tràn về. Thảm họa lũ lụt miền nam Trung Quốc năm nay, hồ chứa ở các khu vực khác nhau thường xả lũ mà không báo trước, thậm chí xả lũ ngay giữa đêm khuya khiến người dân không kịp phòng bị, dẫn đến thiệt hại to lớn về tính mạng và tài sản của người dân. Nhiều nơi đê bao bị vỡ đột ngột dấy lên nghi ngờ có yếu tố của con người tham gia.
Mới đây, một video về việc chính quyền địa phương chủ động đào khoét đê đập ở hồ Bà Dương dường như đã đưa ra câu trả lời cho những nghi vấn này.
Ngày 15/7, một video được đăng tải trên Weibo, trang mạng xã hội phổ biến ở Trung Quốc, đã mau chóng lan truyền sang các phương tiện truyền thông xã hội ở hải ngoại. Đoạn video cho thấy một máy xúc có cắm quốc kỳ Trung Quốc đang đào khoét đê đập để nước lũ tràn vào đồng ruộng. Dọc theo đó vẫn còn những công trình tạm thời để gia cố sức chống chọi cho con đập, điều này cho thấy chính quyền địa phương đối với con đập này “trước bảo vệ, sau từ bỏ”.
Cách máy xúc không xa, có người đã dùng điện thoại di động quay lại hiện trường vụ việc.
鄱阳决堤只是淹农田?除了几百万农田,还有多少百姓的身家性命,谁给保障?pic.twitter.com/48ik4kHpKB
— Cindy (@cindywei2017) July 15, 2020
Phụ đề trong video nói rằng đây là hiện trường hồ Bà Dương, tỉnh Giang Tây đã chủ động phá vỡ bờ kè. Trên Weibo có cư dân mạng cho biết đài phát thanh và truyền hình Lạc Sơn đã báo cáo về sự việc này. Được biết, tỉnh Giang Tây đã chủ động phá vỡ bờ kè hồ Bà Dương để bảo vệ thành phố Cửu Giang.

Tuy nhiên, các kênh truyền thông lớn khác của Trung Quốc đều không có đưa tin về vụ việc này. Điều này có thể chỉ ra rằng chính quyền Trung Quốc vốn không muốn cho nhiều người dân biết đến vụ việc này.
Phụ đề video cho biết: “Để duy trì sự an toàn, đành phải hy sinh hàng trăm nghìn mẫu ruộng”. Nhưng sau khi video được đăng trên Twitter của hải ngoại, có cư dân mạng đã đặt câu hỏi: “Ngoài mấy trăm nghìn mẫu ruộng ra, còn bao nhiêu người dân sống ở đó, ai sẽ đảm bảo cho họ đây?”.
南方水灾 家被水冲走了,迷茫、无助、无可奈何,去投靠谁…… pic.twitter.com/bcgd7LfOyO
— Tom Li (吾心勇敢 GTV) (@TomLi47965683) July 14, 2020
Trước đó, trên lưu vực sông Dương Tử, bao gồm hồ Bà Dương đã có nhiều trường hợp vỡ bờ kè, và người ta đã nghi ngờ rằng có thể có nhân tố chính quyền đã cho chủ động phá đập xả lũ. Đặc biệt là ở huyện Bà Dương ngay sát hồ Bà Dương, cảnh báo kiểm soát lũ cấp hai đã được nâng lên cấp một vào ngày 9/7. Ngày hôm sau, các phương tiện truyền thông nhà nước đã thông báo huyện Bà Dương có 14 nơi bị vỡ đê bao.
Theo video hiện trường cho thấy, huyện Bà Dương chìm trong biển nước, rất nhiều ngôi làng đã bị ngập, rất nhiều ngôi nhà đã bị sụp đổ.
Ngày 14/7, các phương tiện truyền thông Đảng Cộng sản Trung Quốc đã dẫn lời của chuyên gia thủy lợi Trình Hiểu Đào (Cheng Xiaotao) nói rằng kinh nghiệm kiểm soát lũ năm nay chính là “có thể giữ được thì giữ, không giữ được thì bỏ đi. Đồng ruộng nào muốn cải tạo thành ao đầm thì để nước lũ tràn vào”.
洪水来时,非大城市会被牺牲掉,开闸这样的事一定是在半夜让你在睡梦中死去,知道水来了也走不了,晚上什么都拍不清楚…便于隐藏真相
— 文北 (@jSQZNeI7kBbK267) July 15, 2020
pic.twitter.com/ie3qY7A2I6
那年因為救災,與當地民政部門結識,每次來省城,都會約我
— 独行侠 (@Vincent198964) July 15, 2020
某次我趁他酒酣耳熱,問他,既然為了保城市必須洩洪農村,為何不提前告知村民,好轉移財物
他說,怎麼可能,你一通知,老百姓會同意?他們會要求賠償,農作物,牲口,苗木墳地、沒個幾百億擺不平,如果是“天災”幾包方便面給他們,還感恩戴德 pic.twitter.com/g8TLAPa0vP
Ngoài việc phá vỡ đê đập, trường hợp chính quyền địa phương xả lũ hồ chứa mà không báo trước càng phổ biến hơn. Có nhiều nơi chính quyền địa phương chọn xả lũ bất ngờ vào lúc nửa đêm hoặc sáng sớm, khiến dân làng không kịp phòng bị, tạo thành tổn thất to lớn về tính mạng và tài sản của người dân. Có cư dân mạng cho biết, mỗi khi nước lũ tràn về, chính quyền thường tiến hành mở áp xả lũ vào ban đêm, khiến bạn chết khi còn đang ngủ say, đến khi biết được nước lũ ập đến thì cũng không thể chạy được nữa, ban đêm cái gì cũng không quay lại được… chính quyền càng dễ dàng bưng bít sự thật. Đây chính là quy tắc ngầm của phía chính quyền Trung Quốc từ trước đến nay.
Theo Ming Xuan, NTDTV
Vũ Dương biên dịch