Mới đây, ngày 30/11, vào lúc 12h13 giờ Bắc Kinh (tức 11h13 giờ Hà Nội), cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân qua đời. Khi nhìn vào tình huống Trung Quốc hiện nay, rất nhiều vấn đề đều liên quan đến nhân tâm bại hoại lại bắt nguồn từ thời kỳ của Giang Trạch Dân. Rốt cuộc đây là chuyện gì?

Trong chương trình ‘Chính luận thiên hạ‘ đăng ngày 30/11, nhân nói về cái chết của cựu lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân, Giáo sư Chương Thiên Lượng đã phân tích ảnh hưởng của ‘di sản chính trị’ của Giang Trạch Dân đối với Trung Quốc, từ đó giải đáp vấn đề trên, đồng thời chia sẻ một chút về cục diện chính trị sẽ phát sinh tiếp theo như sau. 

2 ‘di sản’ chính trị của Giang Trạch Dân

Đầu tiên Giáo sư Chương nói rằng, ĐCSTQ có thông lệ là ‘giấu bệnh không giấu tử’, tin tức về cái chết của Giang Trạch Dân đã được đăng trên các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc như Nhân dân nhật báo, Tân Hoa Xã… 

Kỳ thực liên quan đến việc khi nào Giang Trạch Dân chết, vào ngày lễ trăm năm thành lập ĐCSTQ 1/7/2021, trong bữa yến tiệc trước đó và buổi lễ chính diễn ra ngày hôm sau, Giang Trạch Dân đều không có mặt, lúc ấy Giáo sư Chương dự đoán Giang Trạch Dân chỉ sống khoảng nửa năm. Giáo sư Chương dựa vào tiền lệ về cái chết của Cựu Bí thư Thành uỷ Thượng Hải là Hoàng Cúc, ông vắng mặt trong các lễ lớn của ĐCSTQ, khoảng nửa năm sau thì tạ thế. Giang Trạch Dân cũng không xuất hiện vào năm trước, tính đến hôm nay đã gần 17 tháng. 

Trên thực tế lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ khi vắng mặt trong những hoạt động lớn, nếu không vì nguyên nhân chính trị, trên cơ bản là có vấn đề sức khỏe, nếu còn khoẻ họ vẫn có thể nhờ đẩy xe lăn.

Giáo sư Chương nhìn nhận, sau khi Giang Trạch Dân chết, cục diện chính trị Trung Quốc sẽ phát sinh biến hóa rất lớn. 

Khi Giáo sư Chương xem cáo phó của Giang Trạch Dân, tuy có khẳng định một chút về Giang Trạch Dân, nhưng bình giá cuộc đời Giang Trạch Dân thấp hơn nhiều so với Đặng Tiểu Bình, tương lai còn có thể điều chỉnh. 

Liên quan đến cáo phó của Giang Trạch Dân, trong đó đề cập đến thái độ của ông đối với thảm sát Lục Tứ. Nhưng Giáo sư Chương muốn đề cập đến 2 di sản chính trị của Giang Trạch Dân. 

Chúng ta biết rằng di sản chính trị của Mao Trạch Đông là ‘giúp ĐCSTQ thành lập chính quyền’ và ‘làm cách mạng văn hoá’. Đặng Tiểu Bình cũng có 2 di sản chính trị, một là làm ‘cải cách mở cửa’, hai là ‘thảm sát Lục Tứ’

Còn nếu tổng kết cuộc đời Giang Trạch Dân, thì ông có 2 di sản chính trị, một là ‘hủ bại trị quốc’, hai là ‘trấn áp Pháp Luân Công’. 

Hủ bại trị quốc

Giang Trạch Dân làm ‘hủ bại trị quốc’, từ sau năm 1989, toàn bộ hình thái ý thức của ĐCSTQ không có sức hiệu triệu, lúc này Giang Trạch Dân đã dùng hủ bại để mua sự trung thành của toàn đảng, bao gồm cả người Trung Quốc.

Trong một bài phân tích trước, Giáo sư Chương đã đưa ra một quan điểm rằng, khi một chính quyền chỉ dựa vào bạo lực để duy trì, nó phải dùng lừa dối để che đậy. Trung Quốc Đại lục  thời Mao Trạch Đông, người dân vô cùng nghèo, nhưng chính quyền vẫn duy trì được thống trị; bởi vì ĐCSTQ tuyên truyền coi lãnh tụ như Thần để mọi người sùng bái, cho nên mới duy trì được thống trị.

Do đó Giáo sư Chương nhìn nhận, nhiều quốc gia chủ nghĩa cực quyền rất nghèo, họ dựa vào sự ‘thu hút’ của lãnh tụ để duy trì chính quyền. Nhưng nếu một quốc gia rất nghèo, lãnh tụ lại không có sức thu hút, thì chính trị của những quốc gia đó vô cùng rối loạn, ví như các quốc gia Nam Mỹ.

Khi kinh tế Trung Quốc không tốt nữa, lại không có một hình thái ý thức để gắn kết dân tộc, lúc này chính trị Trung Quốc sẽ dần dần biến động, tình huống Trung Quốc biểu tình hiện nay đã cho ta thấy điều này. 

Giang Trạch Dân trong thời kỳ hình thái ý thức của ĐCSTQ bị phá sản, ông ta đã dùng tham ô hủ bại để mua trung thành, phóng tay cho quan chức các cấp tha hồ tham ô hủ bại. Cho nên nhìn vào sự sa đoạ của chốn quan trường Trung Quốc hiện nay, đều do Giang Trạch Dân làm. Hơn nữa Giang Trạch Dân còn phát minh ra cách thức dùng hủ bại khống chế người khác, nếu không nghe lời Giang Trạch Dân sẽ dùng hủ bại để bắt người ấy vào tù.

Do đó Giang Trạch Dân dùng ‘hủ bại trị quốc’ là di sản chính trị rất lớn của ông.

Trấn áp Pháp Luân Công

Còn có một di sản chính trị nữa của Giang Trạch Dân, đó là vào năm 1999 Giang Trạch Dân mở cuộc trấn áp Pháp Luân Công.

Giáo sư Chương nhận thấy, rất nhiều người Trung Quốc Đại lục cho rằng trấn áp Pháp Luân Công không liên quan gì đến cuộc sống của họ, nhưng trên thực tế, rất nhiều vấn đề xã hội hiện nay ở Trung Quốc đều do nhân tâm bại hoại mà tạo nên. Nếu một quốc gia không có tín ngưỡng đối với Thần, hoặc không có luân lý vững chắc, thì lúc đó nhân tâm sẽ không còn tốt nữa. 

Sau chuyến đi về phía nam của Đặng Tiểu Bình năm 1992, Trung Quốc bắt đầu phát triển kinh tế, lúc đó ‘dù là mèo trắng hay mèo đen, miễn bắt được chuột là mèo tốt’, tức ai có thể kiếm tiền thì được người khác ngưỡng mộ, người ta cho rằng đây là biểu hiện của bản sự. Lúc này vi để kiếm tiền, người ta cái gì cũng làm, buôn bán phụ nữ, buôn bán ma tuý v.v. Những điều này đều có liên quan đến việc nhân tâm bại hoại. Một mặt vì không có đạo đức chính thống để ước thúc nội tâm, mặt khác, toàn bộ hệ thống pháp trị của quốc gia bị Giang Trạch Dân phá huỷ, cho nên nhân tâm càng biến xấu hơn nữa.

Giáo sư Chương nhìn nhận, rất nhiều vấn đề ở Trung Quốc hiện nay đều có liên quan đến trấn áp Pháp Luân Công. Bởi vì bất kỳ các cách thức nào để giúp người bị trấn áp có thể khởi tố, thì đều được các học viên Pháp Luân Công sử dụng để chấm dứt bức hại. Pháp Luân Công giảng Chân – Thiện – Nhẫn, không có bất cứ nguy hiểm gì cho xã hội, hơn nữa còn dạy người nâng cao đạo đức, làm thân thể khoẻ mạnh… đây là đoàn thể hoà bình. Nhưng lúc đó Giang Trạch Dân lại ra lệnh trấn áp. 

Kết quả cuộc trấn áp đã làm cho toàn bộ hệ thống duy trì công lý chính nghĩa của Trung Quốc bị phá hoại, nếu không thì cuộc trấn áp này sẽ không thể duy trì. 

Hơn nữa, chúng ta biết rằng kết cấu chính trị của ĐCSTQ là một nhóm người quản một nhóm việc, ví như tôi quản điện lực thì chỉ quản điện lực, quản thương mại nước ngoài thì chỉ quản thương mại nước ngoài… Còn nếu ĐCSTQ muốn làm gì đó cần điều động nhiều bộ ngành, họ sẽ thành lập ‘Ban chỉ huy’; giống như hiện nay chúng ta thấy Ban chỉ huy phòng chống dịch của Trung Quốc, trong đó có Vệ sinh, Dịch tễ, Tuyên truyền v.v.

Nhưng khi trấn áp Pháp Luân Công, bởi vì người tu luyện Pháp Luân Công có trong tất cả các ngành nghề, lĩnh vực trong xã hội, cho nên Giang Trạch Dân đã thành lập cơ cấu Phòng 610 được mệnh danh là ‘trung ương thứ hai’, khống chế tất cả các bộ ngành để phát động trấn áp Pháp Luân Công.

Khi Giang Trạch Dân làm như thế đã thay đổi toàn bộ kết cấu chính trị và phá huỷ các kênh duy trì bảo vệ công bình chính nghĩa ở Trung Quốc. 

Giang Trạch Dân cũng không tin Chân – Thiện – Nhẫn, nên ông ta cổ vũ nhân tâm bại hoại. Trong quá khứ, mọi người còn có chút thiện lương, công bình chính nghĩa, truy cầu tự do… nên khi nói về việc học viên Pháp Luân Công bị bức hại, họ còn có cảm giác chính nghĩa, nguyện ý nói những lời công đạo cho Pháp Luân Công ngay cả khi họ không tu luyện môn pháp này. Nhưng khi nhân tâm bại hoại, hễ nói về bức hại, rất nhiều người trở nên vô cảm, hầu như không để tâm. 

Giang Trạch Dân đã làm tê liệt sự đồng cảm của người dân, phá huỷ toàn bộ hệ thống duy trì công bình chính nghĩa… Đây là nguyên nhân vì sao Trung Quốc hiện nay xuất hiện rất nhiều vấn đề. 

Kỳ thực, khi biện hộ cho ‘Tu chính án thứ hai nói về việc sử dụng súng của nước Mỹ, những người của phái bảo thủ (giữ gìn truyền thống) thường nói rằng: ‘Không phải súng đang sát nhân, mà là người đang sát nhân’. Súng nếu nằm trong tay người tốt thì có thể chế ước những người xấu. Trên thực tế, súng không sát nhân, mà là người xấu đang sát nhân. Khi Giang Trạch Dân trấn áp Pháp Luân Công, ông đã đem toàn bộ đạo đức dân tộc đi xuống.

Thông qua những phân tích trên, Giáo sư Chương muốn làm rõ về ảnh hưởng của 2 di sản chính trị của Giang Trạch Dân và định vị thật sự của ông trong lịch sử.

Giang Trạch Dân ‘tử’, Tăng Khánh Hồng ‘nguy’

Chúng ta biết rằng, trước Đại hội 18 năm 2012 đã xảy ra một số sự kiện chính trị lớn, đó là Bạc Hy Lai bị bắt. Sau đó một loạt các quan chức cấp cao như Chu Vĩnh Khang, Quách Bá Hùng, Từ Tài Hậu cũng bị bắt. Giáo sư Chương nhìn nhận sự việc trên cũng có liên quan đến trấn áp Pháp Luân Công.

Giáo sư Chương giải thích, bởi vì năm đó Giang Trạch Dân trấn áp Pháp Luân Công cho nên ông lo lắng rằng: di sản chính trị trấn áp Pháp Luân Công của ông sẽ bị lật lại điều tra, như thế địa vị chính trị hoặc là định vị của ông trong đảng sẽ bị uy hiếp. Do đó Giang Trạch Dân luôn muốn tìm những người có thể tiếp tục chính sách trấn áp.

Ban đầu, Giang Trạch Dân chỉ định La Cán, đến Đại hội 17 thì chỉ định Chu Vĩnh Khang làm Thường Uỷ Bộ Chính trị. Vì Hồ Cẩm Đào không nắm thực quyền, cho nên nhân sự của Đại hội 16 17 đều là Giang Trạch Dân sắp xếp. 

Vì để Hồ Cẩm Đào không can thiệp được di sản chính trị trấn áp Pháp Luân Công, khi đó 7/9 vị Thường Uỷ là người của Giang Trạch Dân. Hơn nữa, Giang Trạch Dân còn bỏ đi xưng hiệu ‘hạch tâm’ (trung tâm) của Hồ Cẩm Đào. Giang Trạch Dân nói mình là hạch tâm của thế hệ thứ ba, đến thế hệ thứ tư (của Hồ Cẩm Đào) thì không còn hạch tâm nữa, mà chuyển sang lãnh đạo tập thể, có việc gì thì mọi người biểu quyết.

Bởi vì người của Giang Trạch Dân chiếm tuyệt đại đa số, Hồ Cẩm Đào không thể can thiệp được, cho nên đảm bảo được việc duy trì chính sách trấn áp Pháp Luân Công.

Nhưng đến Đại hội 18 năm 2012, những người Giang Trạch Dân tiến cử đã nghỉ hưu, Giang Trạch Dân muốn chọn một người có thể tiếp tục chính sách trấn áp, khi đó Giang Trạch Dân chọn Bạc Hy Lai. Vì sao ông chọn Bạc Hy Lai? Bởi vì bởi vì Bạc Hy Lai đã bị khởi tố ở hải ngoại vì trấn áp Pháp Luân Công. Vì điểm này, Bạc Hy Lai không thể bình phản cho Pháp Luân Công, nên Giang Trạch Dân đã chọn Bạc Hy Lai.

Nhưng thời đó Hồ Cẩm Đào đã làm cuộc bỏ phiếu trong đảng, chính là Uỷ viên Trung ương bỏ phiếu xem ai có thể làm Thường Uỷ. Kết quả Bạc Hy Lai ở vị trí cuối cùng, cho nên được đưa đến Trùng Khánh làm Bí thư Thành uỷ, như thế đồng nghĩa mất đi tư cách kế nhiệm Hồ Cẩm Đào. 

Bạc Hy Lai lúc đó khá đau đớn, ông luôn muốn làm lãnh tụ tối cao, hơn nữa lại coi thường Tập Cận Bình, cho nên Bạc đã làm rất nhiều ‘động tác’. Bạc Hy Lai làm những điều đó, nhưng ông chỉ là Uỷ viên Bộ Chính trị, khống chế còn yếu đối với quân đội, hệ thống tình báo… Bạc Hy Lai muốn đối chọi với Tập Cận Bình, sau đó Bạc Hy Lai còn muốn làm chính biến, thì phía sau hoàn toàn do Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng ủng hộ. Nếu không, Bạc Hy Lai cho dù làm chính biến cũng không khống chế được cục diện.

Vậy phải làm sao? Sau khi Vương Lập Quân chạy đến Đại sứ quán Mỹ ở Thành Đô trong đêm, rồi tiết lộ việc Bạc Hy Lai muốn làm chính biến, Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo đã nhân cơ hội này mà hạ Bạc Hy Lai. Sau khi Bạc Hy Lai bị hạ, trên thực tế là đã đoạn tuyệt con đường sau này của Giang Trạch Dân, chính là con đường mà Giang Trạch Dân muốn sắp xếp nhân sự. 

Khi ấy, quyền lực của Giang Trạch Dân ngay lập tức suy yếu. Sau khi Tập Cận Bình lên nắm quyền từ Đại hội 18 năm 2012, ông Tập đã bắt một loạt người của Giang Trạch Dân trong quân đội như Quách Bá Hùng, Từ Tài Hậu; trong Uỷ ban Chính trị và Pháp luật như Chu Vĩnh Khang; bắt cả nhóm người làm chính biến tài chính như Tiêu Kiến Hoa… Như thế Tập Cận Bình dần dần nắm giữa quyền lực của Trung Quốc.

Kỳ thực vào năm 2015, Tập Cận Bình đã chuẩn bị ‘động’ đến Tăng Khánh Hồng. Lúc đó mọi người sẽ chú ý đến những tin tức về Thiết mạo tử vương, Khánh Thân Vương… những tuyên truyền này đều là mở đường để bắt Tăng Khánh Hồng. Nhưng Giang Trạch Dân khi ấy đã nói một câu: ‘Hiện nay không được động đến Tăng Khánh Hồng, đợi đến khi tôi chết thì mới bắt’, đây là đoạn lời Giang Trạch Dân nói với Tập Cận Bình, cho nên khi ấy Tăng Khánh Hồng vẫn bình yên vô sự. Đến năm 2017, khi Tập Cận Bình mở Đại hội 19, ông Tập không tiếp tục truy cứu trách nhiệm của Tăng Khánh Hồng nữa.

Nhưng khi Giang Trạch Dân chết, thì Tăng Khánh Hồng sẽ gặp nguy, bởi vì theo giao ước năm đó ‘sau khi Giang Trạch Dân chết sẽ đụng đến Tăng Khánh Hồng’, ông Tập sẽ xử lý Tăng Khánh Hồng. 

Giáo sư Chương từng nói nhiều lần rằng, trước Đại hội 20, Tập Cận Bình sẽ hạ một quan chức cấp Phó Quốc gia để lập uy, nhưng sau đó ông Tập không động thủ, có thể ông Tập đang chờ Giang Trạch Dân chết mới bắt đầu một cuộc thanh tẩy. 

Trước sau thời gian Đại hội 20, khi Tập Cận Bình rời khỏi hội trường, Tăng Khánh Hồng đã nói vài câu với Tập Cận Bình. Điều này làm Giáo sư Chương nhớ tới câu chuyện của Từ Tài Hậu trước khi ngã ngựa, Từ Tài Hậu cũng chủ động tìm đến Tập Cận Bình nói vài câu. Một số người khi đó nói rằng ‘Từ Tài Hậu sẽ không bị sao, ông Từ xuất hiện là để tham gia hoạt động kỷ niệm trong quân đội’ v.v. nhưng sau đó ông Từ đã bị bắt. 

Trở lại cuộc nói chuyện của Tăng Khánh Hồng và Tập Cận Bình trước sau Đại hội 20, khi đó Tăng Khánh Hồng nhất định biết bệnh tình của Giang Trạch Dân, cho nên mới nhân cơ hội để nói chuyện với Tập Cận Bình, đây giống như một cuộc mặc cả. Nhưng rốt cuộc vận mệnh của Tăng Khánh Hồng như thế nào, liệu Tập Cận Bình có nhân cơ hội Giang Trạch Dân từ trần mà quét sạch băng nhóm đảo chính năm xưa hay không, chúng ta chỉ có thể chờ xem.

Mạn Vũ