Lịch sử đáng lo ngại của các tập đoàn dược đang chào bán các loại vắc-xin Covid hiện nay có thể tạo nên rào cản tâm lý đối với nhiều người.
Sau khi Pfizer/BioNTech và Moderna, Johnson & Johnson trở thành vắc xin thứ ba được cấp phép phân phối tại Hoa Kỳ. Sau khi được thông qua, các cuộc tranh cãi nhanh chóng nổ ra khi Hội đồng Giám mục Công giáo Hoa Kỳ và các giáo phận khác trên toàn nước Mỹ đã đưa ra các tuyên bố bày tỏ “quan ngại đạo đức” đối với vắc-xin do việc bào chế sử dụng các tế bào được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm mà khởi nguồn của nó là các tế bào được thu thập vào những năm 1980 từ mô của bào thai bị phá bỏ. Mặc dù mô bào thai có thể là mối quan tâm chính đáng của nhiều người, nhưng nó cũng khá phổ biến trong nhiều loại vắc-xin khác. Và Johnson & Johnson đã cho chúng ta nhiều lý do hơn để hoài nghi về sản phẩm của họ.
Trong nhiều thập kỷ, Johnson & Johnson đã biết rằng bột trẻ em của họ bị nhiễm chất amiăng gây ung thư nhưng họ đã bí mật giấu thông tin trước các cơ quan quản lý và công chúng. Một nghiên cứu do chính phủ tài trợ từ giữa những năm 1990 cho thấy phấn rôm của Johnson gây ung thư ở chuột và các nghiên cứu khác đã phát hiện ra nguy cơ ung thư gia tăng ở những phụ nữ sử dụng các sản phẩm làm từ bột talc của họ. Những rủi ro tiềm ẩn đã được công ty này ghi nhận trong nhiều thập kỷ.
Hơn nữa, vào năm 2018, gã khổng lồ dược phẩm này đã được lệnh phải trả 4,7 tỷ đô-la cho hàng nghìn nạn nhân đã phát bệnh ung thư do sử dụng các sản phẩm của Johnson & Johnson. Trong vụ bê bối này, 22 phụ nữ đã cáo buộc các sản phẩm làm từ bột talc của công ty, bao gồm cả bột trẻ em, chứa chất gây ung thư, amiăng, khiến họ bị ung thư. Theo báo cáo, có hơn 9.000 vụ kiện talc tương tự chống lại công ty này.
Hiện họ đang phải đối mặt với một số vụ kiện lớn vì thúc đẩy cuộc khủng hoảng thuốc giảm đau opiod ở Hoa Kỳ , Johnson & Johnson cũng có tiền sử hối lộ các bác sĩ và quan chức chính phủ . Đáng lo ngại hơn nữa, một cuộc điều tra của Reuters đã phát hiện ra rằng J&J cố tình bán một sản phẩm bột trẻ em mà họ biết có chứa chất amiăng, chất gây ung thư trung biểu mô.
Một ví dụ là về Jacqueline Salter Fox, một cư dân đến từ tiểu bang Alabama, người đã đệ đơn kiện trước khi bà qua đời vào tháng 10 năm 2015. Khiếu nại của bà là một phần của một đơn kiện quy mô lớn hơn ở tiểu bang Missouri, với sự tham gia của gần 60 nạn nhân đâm đơn kiện. Điều này đã dẫn đến một loạt các vụ kiện chống lại công ty dẫn đến hàng tỷ đô-la tiền phí bồi thường.
Sau khi Fox qua đời ở tuổi 62, con trai của bà đã thay thế vị trí nguyên đơn của bà trong vụ án. Gia đình Fox đã nhận được 10 triệu USD tiền bồi thường thiệt hại thực tế và 62 triệu USD tiền bồi thường thiệt hại có tính chất phạt vào năm 2016.
Trong đơn kiện của mình, Fox cho biết bà đã sử dụng phấn rôm Baby Powder và sữa tắm vệ sinh phụ nữ Shower to Shower trong hơn 35 năm trước khi bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư buồng trứng vào năm 2012. Các luật sư của bà lập luận rằng bệnh ung thư buồng trứng giai đoạn cuối của Fox là do bột talc bên trong các sản phẩm vệ sinh cá nhân trực tiếp gây ra.
Họ cũng tuyên bố rằng công ty đã nhận biết về nguy cơ ung thư trong nhiều thập kỷ, nhưng không cảnh báo khách hàng để tìm kiếm lợi nhuận.
Phát biểu tại phiên điều trần ngày 16 tháng 2 năm 2016, Allen Smith, luật sư của gia đình, lập luận rằng công ty “coi trọng lợi nhuận hơn mạng sống con người”.
“Johnson & Johnson nhận thức được rằng mỗi một nghiên cứu trong số này đều đã có kết quả từ 30 đến 40 năm trước”, Smith tuyến bố, khi đề cập đến một nghiên cứu của chính phủ vào giữa năm 1990 tiết lộ rằng bột talc gây ung thư ở chuột.
Các cáo buộc về tình trạng hủ bại của tập đoàn này cũng không chỉ dừng ở lĩnh vực bột phấn rôm trẻ em. Năm 2018, một đơn kiện đã được đệ trình thay mặt cho các thành viên của quân đội Mỹ bị thương hoặc thiệt mạng trong các cuộc tấn công từ năm 2005 đến năm 2009. Vụ kiện cáo buộc Johnson & Johnson cũng như các nhà sản xuất vắc xin khác như Pfizer và Astrazeneca đã tài trợ cho khủng bố ở Iraq.
Theo báo cáo trên tờ New York Times, Bộ Tư pháp sau đó đã mở một cuộc điều tra đối với các cáo buộc rằng các công ty sản xuất thuốc và thiết bị y tế lớn đang kinh doanh ở Iraq biết rằng các loại thuốc và vật tư miễn phí mà họ cung cấp cho chính phủ để giành được gói thầu ở đó sẽ được sử dụng để thực hiện các cuộc tấn công khủng bố vào quân đội Mỹ.
Trên thực tế, không ai nói rằng vắc-xin sẽ làm tổn thương một lượng lớn người hoặc vắc-xin sẽ không có lợi trong việc phòng ngừa vi-rút. Tuy nhiên, “tác dụng lâu dài” của vắc-xin hoàn toàn không được nghiên cứu làm rõ. Tuy nhiên, dưới áp lực của người dân, những người trong ngành và giới truyền thông, các chính phủ trên thế giới đã phát triển các phương pháp để “theo dõi nhanh” và “đẩy nhanh tốc độ” phê duyệt các loại vắc xin này.
Quá trình này diễn ra nhanh chóng đến nỗi ngay cả những người làm việc ở tuyến đầu của đại dịch cũng bày tỏ mối quan ngại của họ và từ chối tự mình tiêm phòng vắc-xin.
Mặc dù chắc chắn có một số tuyên bố kỳ quặc dựa trên những điều hoàn toàn vô nghĩa được đưa ra bởi những nhóm phản đối việc tiêm chủng cũng như những người ủng hộ vắc-xin bệnh dại, các ví dụ được liệt kê ở trên chứng minh rằng có những lý do rất thực tại để thúc đẩy chính sách đồng thuận tiêm chủng (không ép buộc) và an toàn vắc xin. Đáng buồn là, những người kêu gọi nghiên cứu tính an toàn của vắc-xin đang ngày càng bị chèn ép và làm câm lặng bởi các nhà lập pháp cũng như giới truyền thông.
Chủ nghĩa hoài nghi không nguy hiểm, như các phương tiện truyền thông tô vẽ. Điều cần thiết là sản xuất được một sản phẩm an toàn nhưng cả Johnson & Johnson và Pfizer đều có lịch sử đáng ngờ với các quy trình vận hành đi ngược lại sự an toàn.
Năm 2000, tờ Bưu điện Washington đăng một bài báo cáo buộc Pfizer thử nghiệm một loại kháng sinh mới nguy hiểm có tên là Trovan trên trẻ em ở Nigeria mà chưa nhận được sự đồng ý thích hợp của cha mẹ chúng. Thí nghiệm được tiến hành trong trận dịch viêm màng não năm 1996 ở nước này. Năm 2001, Pfizer bị kiện lên tòa án liên bang Hoa Kỳ bởi 30 gia đình Nigeria, họ cáo buộc công ty sử dụng con cái của họ như chuột bạch.
Năm 2006, một hội đồng gồm các chuyên gia y tế Nigeria kết luận rằng Pfizer đã vi phạm luật pháp quốc tế. Năm 2009, công ty đã đồng ý trả 75 triệu đô-la để dàn xếp một số vụ kiện đã được đưa ra tòa án Nigeria. Vụ kiện của Hoa Kỳ đã được giải quyết vào năm 2011 nhưng khoản tiền bồi thường không được tiết lộ.
Các bức điện tín tuyệt mật của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ được Wikileaks công bố vào năm 2010 chỉ ra rằng Pfizer đã thuê các nhà điều tra đào bới các vấn đề quá khứ của cựu tổng chưởng lý Nigeria như một cách thức để giành lợi thế trong những vụ kiện còn lại. Pfizer đã phải xin lỗi thông qua tiết lộ từ các bức điện tín rằng họ đã tuyên bố sai sự thật khi nói rằng nhóm Bác sĩ không biên giới cũng đang phân phát thứ kháng sinh nguy hiểm Trovan trong trận dịch viêm màng não ở Nigeria.
Năm 2011, Johnson & Johnson đồng ý trả 70 triệu đô-la để dàn xếp các cáo buộc dân sự và hình sự trong vụ kiện hối lộ các bác sĩ ở châu Âu và chi tiền lót tay cho chính phủ Iraq để hoạt động kinh doanh trái phép.
Liệu chúng ta có nên lãng quên hồ sơ lý lịch dính chàm bao gồm các vụ đánh lừa các cơ quan quản lý về mối nguy hiểm của sản phẩm của họ, cố ý góp phần vào cái chết của hơn 125 người? Hay việc họ đã thử nghiệm phi pháp trên trẻ em? Hay việc họ đã trả hàng trăm triệu đô-la dàn xếp các vụ kiện hình sự đằng sau cái chết của nhiều bệnh nhân?
Thực tế là các công ty này có hồ sơ lý lịch bao gồm hối lộ các quan chức chính phủ để thử nghiệm bất hợp pháp các sản phẩm trên trẻ em, để đưa ra tuyên bố sai lệch về ma túy và tiếp thị chúng một cách bất hợp pháp. Các công ty này bao gồm Johnson & Johnson, với tổng số tiền phạt tính đến hiện nay là 4,2 tỷ USD , AstraZeneca (1,1 tỷ USD), GlaxoSmithKline (4,4 tỷ USD) và Sanofi (641 triệu USD). Đây đều là những công ty đang cung cấp vắc-xin Covid-19.
Giờ đây, Johnson & Johnson, một công ty có lịch sử dính chàm, đã tuyên bố họ sẽ bắt đầu thử nghiệm vắc-xin COVID-19 trên trẻ sơ sinh và trẻ em – những đối tượng vốn có khả năng tử vong do vi-rút gần như bằng không.