Theo Hiệp hội Dịch vụ Đối ngoại Hoa Kỳ, Tổng thống Donald Trump chưa đề cử đại sứ nào đến 26 quốc gia, trong đó có một số đồng minh địa chính trị quan trọng nhất của Mỹ như Ả-rập Xê-út, Thổ Nhĩ Kỳ và Hàn Quốc.
Sáu quốc gia khác như Syria, Venezuela, Sudan, Eritrea, Belarus và Bolivia không có đại sứ Mỹ, nhưng đó là vì Hoa Kỳ không trao đổi các đại sứ với các quốc gia này do căng thẳng chính trị với chính phủ nước chủ nhà.
Sau khi nhậm chức vào năm ngoái không lâu, ông Trump đã phá bỏ luật lệ truyền thống bằng cách yêu cầu các đại sứ do tổng thống Barack Obama bổ nhiệm trên phương diện chính trị phải rời khỏi cương vị.
Thông thường, các tổng thống mới đắc cử cho phép các đại sứ, đặc biệt là những người có con còn đi học sẽ được tại vị thêm vài tuần hoặc vài tháng để họ có thời gian chuyển trường cho con và chuẩn bị cho cuộc sống ở Mỹ.
Trong số 188 vị trí đại sứ trên thế giới, 169 vị trí được chỉ định ra nước ngoài và 19 đại diện cho Hoa Kỳ trong các tổ chức quốc tế khác nhau. Trong số 19 vị trí tại các tổ chức quốc tế thì có 10 vị trí hiện đang bỏ trống, bao gồm vị trí tại Liên minh Châu Âu và các vị trí trong Liên hợp quốc.
Kể từ ngày 21 tháng 2, ông Trump đã chỉ định các đại sứ đến 61 quốc gia, trong đó 17 quốc gia mà Quốc hội vẫn chưa xác nhận. Ông cũng sẽ phải đề cử một đại sứ mới tại Mexico, kể từ khi bà Roberta Jacobson tuyên bố từ chức vào thứ năm.
Đây là những nước hiện không có đại sứ Mỹ:
Nước Bỉ

Belize

Cộng hòa Dân chủ Congo

Côte d’Ivoire (Bờ Biển Ngà)

Eritrea

Iceland

Jamaica

Jodan

Kyrgyzstan

Ả Rập Xê Út

Thuỵ Điển

Ngoài các quốc gia này, các đại sứ đề cử cho các tổ chức sau hiện đang trống:
ASEAN
Liên minh châu Âu
OECD
OSCE
UN / Geneva
Hội đồng Nhân quyền LHQ / Nhân quyền
Liên Hợp Quốc / Quản lý và Cải cách
Liên Hợp Quốc / Chính trị
UN / Rome
UNESCO (Hoa Kỳ sẽ rút lui vào ngày 31 tháng 12)
Thanh Hiền