Lời toà soạn: ‘Chiến sự Ukraine’ là loạt bài đưa ra phân tích, góc nhìn của các chuyên gia có uy tín; đồng thời cũng kèm theo những chia sẻ mang hơi hướng văn hoá, đời sống để quý độc giả có một cái nhìn khách quan, đa chiều về tình hình ở Ukraine.

Tổng tuyển cử Mỹ năm 2020 thu hút sự quan tâm của toàn thế giới, vì một vài lý do nào đó như ‘đường cong Biden’ nên ông Trump đành nhìn ông Biden vào Nhà Trắng.

Từ ngày 3/11/2020 kéo dài mãi đến lúc Tổng thống Biden nhậm chức, trên mạng rầm rộ thông tin về… ‘Lý luận Q’. Các QAnon tin rằng ông Trump sẽ tung ‘đại chiêu’ nào đó kiểu như ra thiết quân luật để xoay chuyển cục diện, nhưng hiện nay, ông Trump vẫn không thay đổi được cuộc bầu cử.

Nhưng không vì thế mà Lý luận Q dừng ảnh hưởng của mình.

Khoảng cuối tháng 2/2022, khi Nga xâm lược Ukraine, cư dân mạng chia làm 2 luồng ý kiến. Một là ủng hộ Ukraine, một nữa là ủng hộ Putin. Ủng hộ Ukraine thì còn dễ giải thích, vì họ phòng vệ chính đáng, còn ủng hộ Putin thì có phần hơi khó hiểu.

Cách nhìn nhận của những người ủng hộ Putin có chút giống với Lý luận Q, tức là Lý luận Q rất phản cảm với cánh tả, ‘đầm lầy’ Washington, chính phủ thâm tầng – Deep State. Họ cho rằng cánh tả ủng hộ thứ gì thì chúng ta phản đối cái đó, còn cánh tả phản đối thì chúng ta lại ủng hộ.

Vì cánh tả ủng hộ Ukraine, cho nên những người tin tưởng Lý luận Q cho rằng, Ukraine hợp tác với cánh tả da trắng châu Âu. Họ còn cho rằng Putin giống Trump, cũng thuộc về lực lượng chính nghĩa quét sạch cảnh tả… Nói cách khác, những người này cho rằng ‘kẻ thù của kẻ thù là bạn’. Điều này có đúng không?

Vấn đề này lại liên quan đến một khái niệm được rất nhiều người quan tâm, đó là: critical thinking, tức ‘suy nghĩ cẩn thận, phán đoán rõ ràng’ (thận tư minh biện – 慎思明辨), tức là ‘tư duy phản biện’.

Nếu có được critical thinking, chúng ta sẽ trang bị cho mình khả năng phân biệt thật – giả trong một lượng thông tin thông tin khổng lồ, nếu nói vui chính là trang bị ‘hoả nhãn kim tinh’, bộ lọc thông tin trong thời loạn thế.

Đầu tiên nói về một nhận thức thông thường, đó là: kẻ thù của kẻ thù không nhất định là bạn.

Chúng ta biết rằng vào đầu những năm 1960, Đặng Tiểu Bình đã làm ‘Trung – Xô luận chiến’. Khi đó ĐCSTQ mắng Liên Xô và Liên Xô cũng mắng ĐCSTQ, cùng lúc đó Chiến tranh lạnh đã bắt đầu. Chiến tranh lạnh là sự căng thẳng giữa 2 siêu cường Hoa Kỳ và Liên Xô. Vậy thì chúng ta có thể nói rằng: vì ĐCSTQ mắng Liên Xô, cho nên ĐCSTQ là người bạn đáng tin cậy của Hoa Kỳ hay không?

Lúc đó cả Mỹ cũng đánh giá sai về việc này, cho rằng ‘kẻ thù của kẻ thù là bè bạn’ nên đã liên lạc với ĐCSTQ để chống lại Liên Xô.

Điều này cũng giống như trong Thế chiến 2, vì để đối kháng với phát xít Đức, Anh – Pháp – Mỹ đã hợp tác với một kẻ còn tà ác hơn Đức Quốc xã đó là Liên Xô (vấn đề này trong Trung Hoa văn minh sử phần Pháp gia sẽ nói rõ hơn).

Từ đó thấy rằng kẻ thù của kẻ thù không nhất định là bạn. Do đó khi kết bạn phải hết sức cẩn thận, phải biết người đó có giống mình về hình thái ý thức hay không.

Nếu cho rằng ‘vì cánh tả phương tây ủng hộ Ukraine nên Ukraine là kẻ xấu, còn phản đối Putin thì Putin là người tốt’, thì đây là cách nói không thực tế. Cho nên không thể dùng Lý luận Q để đo lường sự việc đó được, bởi vì đây không phải là quan hệ ‘nhị nguyên’. 

Dựa trên tiền đề ‘kẻ thù của kẻ thù không nhất định là bạn’ chúng ta sẽ dễ dàng giải thích một số vấn đề khá nóng trên mạng.

Ví như, không thể nói rằng vì cánh tả ủng hộ Đài Loan thì quốc gia này là Deep State – chính phủ thâm tầng.

Cũng không thể vì cánh tả hay Facebook phản đối Putin mà nói Putin là người của phái bảo thủ (giữ gìn truyền thống). Nếu như vậy, thì ĐCSTQ cũng chặn Facebook, liệu có thể nói tổ chức tà ác này là phái bảo thủ, giữ gìn truyền thống hay không? Tất nhiên là không, bởi vì nếu ĐCSTQ giữ gìn văn hoá truyền thống, thì tổ chức này đã không làm cách mạng văn hoá, tạo ra một hạo kiếp như vậy.

Nói về người của phái bảo thủ, thì nghĩa của từ ‘bảo thủ’ không giống cách hiểu như hiện nay là: gia trưởng, chuyên chế, hắc ám… ‘Bảo thủ’ (保守), ‘bảo’ (保) có nghĩa là bảo vệ, ‘thủ’ (守) cũng có nghĩa là bảo vệ, hoặc phòng thủ. ‘Bảo thủ’ là một từ ghép theo kiểu đồng đẳng, có nghĩa là bảo vệ; tiếng Anh là Conservative. 

Những ‘người bảo thủ’ bảo vệ điều gì? Chính là bảo vệ tín ngưỡng đối với Thần. Do đó những người bảo thủ có đặc điểm là tin Thần, tôn trọng quyền lợi của người khác, không hiếu chiến, cũng không dễ động binh.

Vậy thì có người sẽ thắc mắc tại sao Mỹ lại tham gia Thế chiến 2? Mỹ nằm trọn ở bán cầu tây, cách lục địa khác bởi Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Ban đầu Mỹ không muốn can thiệp công việc quốc gia khác, nhưng vì sự kiện Trân Châu cảng nên mới tham chiến. Đến thời Chiến tranh lạnh, Mỹ viện trợ cho các nước Tây Âu vì không muốn những điều ‘độc hại’ của Liên Xô lan sang các nền dân chủ. Do đó Mỹ không phải là quốc gia hiếu chiến.

Vậy thì cách nói: vì cánh tả phản đối nên Putin là người của phái bảo thủ. Đây là cách nói không đúng. Nếu Putin là người của phái bảo thủ, tại sao ông lại hợp tác với ĐCSTQ?

Khi Luật An ninh Quốc gia Hồng Kông được ĐCSTQ thông qua vào ngày 30/6/2020, điều này giống như phá huỷ ‘hòn ngọc phương đông’. Lúc đó các nước Âu – Mỹ, những người của phái bảo thủ như ông Trump, Ted Cruz… thậm chí cánh tả da trắng đều phản đối, nhưng Tổng thống Nga Putin lại ủng hộ.

Trong nhiều vấn đề, khi ĐCSTQ lâm cảnh ‘Tứ diện Sở ca’, ‘bốn bề vây khốn’, thì chỉ có Putin ủng hộ ông Tập Cận Bình. Lần gần nhất là Thế vận hội mùa đông, ngoài Putin ra thì không có một nguyên thủ quốc gia lớn nào ủng hộ sự kiện này.

Nhìn vào những thông tin trên có thể thấy rằng Putin không phải là người của phái bảo thủ, đồng thời cách nói ‘nhị nguyên’ của Lý luận Q còn nhiều thiếu sót.

Trên thực tế, có một chuyên gia đã từng rằng, trên thế giới có 4 lực lượng nắm giữ hình thái ý thức của con. Một là tín ngưỡng và văn hoá truyền thống, là những người tín Thần. Hai là ĐCSTQ với chủ nghĩa Mác – Lênin, nhấn mạnh kỷ luật thép, bạo lực cách mạng. Ba là cánh tả phương tây với chủ nghĩa ‘Mác văn hoá’, giảng vô chính phủ, phóng túng dục vọng. Và bốn là các công ty công nghệ cao, thông qua các phương pháp đưa vào thế giới ảo để kiểm soát tinh thần con người.

Bản thân 4 lực lượng này mâu thuẫn với nhau, do đó muốn xem xét người hoặc việc nào đó thì phải coi hình thái ý thức hoặc chương trình nghị sự của họ là gì, đóng vai trò như thế nào trong sự kiện v.v.

Như đã phân tích ở trên Putin không phải là người của phái bảo thủ. Nhưng một số người có thắc mắc về Ukraine. Họ cho rằng chính phủ Ukraine tham ô hủ bại.

Chính phủ nào cũng có tham ô hủ bại, Ukraine cũng không ngoại lệ, liệu tổng thống Zelensky có hủ bại hay không thì chúng ta chưa biết. Nhưng trong cuộc chiến chống Nga, chính phủ Ukraine đã đưa súng cho những ai muốn kháng chiến, vậy thì nếu chính phủ Ukraine không được lòng dân, thì họ đã bị người dân cầm súng lật đổ rồi. Trên thực tế chúng ta không thấy điều này xảy ra.

ĐCSTQ rất hủ bại, nếu bị NATO tấn công, liệu tổ chức này có dám đưa súng cho người dân? ĐCSTQ tuyệt đối không dám. Nói không chừng người dân sẽ vác súng đến Trung Nam Hải.

Do đó việc một chính phủ cấp súng cho người dân đã thể hiện sự tín nhiệm của 2 bên.

Còn có một tin tức khác nói rằng, vì có vụ thảm sát ở Donbass nên Putin mới tấn công Ukraine. Thông tin này là Putin đưa ra nhưng chưa được xác nhận. Nhưng có chuyên gia hoài nghi về thông tin này.

Trước khi Nga xâm lược Ukraine vào ngày 24/2, Putin dùng chiếc bàn dài tầm 30m họp với Bộ trưởng Ngoại giao Sergey Lavrov, hay Bộ trưởng Quốc phòng Sergey Shoigu hôm 14/2. Ông Putin từng nói rằng không muốn chiến tranh, muốn thông qua các biện pháp hoà bình để giảm căng thẳng, nhưng trên thực tế thì hoàn toàn khác. Các chuyên gia vẫn hoài nghi về tính xác thực của sự việc trên…

Trong thời đại bùng nổ internet như hiện nay, có quá nhiều thông tin làm chúng ta bị nhiễu, đôi khi không phân biệt được đúng sai. Hơn nữa bản thân chúng ta đều có khát khao truy tìm chân lý và chính nghĩa, không ai muốn mình bị gạt hoặc là người lan truyền tin giả.

Vì vậy việc trang bị cho mình một bộ lọc thông tin như kỹ năng critical thinking (tư duy phản biện) là điều vô cùng cần thiết, nó giúp bạn đưa ra những phán đoán và lựa chọn dựa trên lý tính chứ không phải cảm tính.

Khi xem các thông tin, trước tiên chúng ta cần xem xét một số phương diện: một là thông tin có vi phạm nhận thức thông thường hay không; hai là điều đó do ai nói và người ấy có động cơ hay mục đích gì không; và cuối cùng là cần nguồn độc lập để kiểm tra chéo. Đây là phương pháp quan trọng để quan sát thanh tỉnh hơn trong thế giới hỗn loạn này.

Mạn Vũ

Chú thích: 

(*) Tham khảo Chính luận thiên hạ đăng ngày 2 4 57/3 của Giáo sư Chương Thiên Lượng.