Tờ Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc đã đăng một bài báo vào ngày 5 tháng 2, lấy thành phố Nam Thông, tỉnh Giang Tô làm ví dụ, tuyên bố rằng “việc bàn giao dữ liệu lớn giúp quản trị xã hội thông minh hơn.” Điều này làm cho trường hợp mất tích của nam sinh Hồ Hâm Vũ gần đây thu hút rất nhiều sự chú ý trên mạng.

Cách đây không lâu, Tôn Thiên Chú, một giáo sư người Trung Quốc sống ở Hoa Kỳ, đã viết một bài báo trên tờ Da Ji Yuan dựa trên kinh nghiệm cá nhân của mình. Bài báo chỉ ra rằng, ông đã từng được mời tham gia khóa huấn luyện diễn thuyết trong các đơn vị bên trong chính quyền TQ. So với công ty thông thường, thì các cơ quan này đã có một tham vọng to lớn hơn về giám sát kỹ thuật số và mạng thông tin.

Ông ấy nói: “Có một phép ẩn dụ rằng kỹ thuật số hóa là một lưỡi dao sắc do sự tiến bộ khoa học kỹ thuật  trao cho chính quyền TQ. Chính quyền TQ đã cầm được con dao này từ trên xuống dưới, sẵn sàng mài dao lia lịa bất cứ lúc nào đối với người dân của mình.”

Bài báo của “Nhân dân nhật báo” hãnh diện kể về cách mà họ bắt giữ những chiếc xe “tiếp nhiên liệu bất hợp pháp” và huy động các phòng ban như công an thành phố, từ thương mại, khẩn cấp, giám sát thị trường,… để bắt giữ một “nghi phạm tiếp nhiên liệu di động bất hợp pháp” tại hiện trường. 

Tuy nhiên, công nghệ kỹ thuật cao của TQ lại không  thể giúp ích gì cho việc tìm người bị thất lạc.

Gần đây, CNN dẫn lời người dùng mạng xã hội Trung Quốc nói rằng, tại sao một cậu bé 15 tuổi có thể biến mất không dấu vết ở một đất nước mà “camera an ninh và giám sát công nghệ cao có mặt khắp nơi”.

Sau đây là một số thông tin được giáo sư Tôn Thiên Chú tiết lộ với Da Ji Yuan: 

Giáo sư Tôn cho biết, khi ông trò chuyện với một lãnh đạo công an phụ trách xây dựng hệ thống mạng internet ở thành phố Nam Kinh, quê hương của ông, để thảo luận về các vấn đề liên quan. Đầu tiên, vị lãnh đạo công an đã hỏi ông đoán xem có bao nhiêu camera ở Nam Kinh?. Trung bình mỗi năm, công dân Nam Kinh được thu thập dữ liệu khuôn mặt bao nhiêu lần?. Số chứng minh thư của mỗi người được phân tích trung bình bao nhiêu lần ở Nam Kinh mỗi năm?.

Giáo sư Tôn Thiên Chú đã đưa ra một số con số dựa trên phỏng đoán trực quan. Và câu trả lời của viên cảnh sát còn hơn cả chục lần những gì ông dự đoán.

Cảnh sát thuận tay chỉ vào một cột điện và nói với Giáo sư Tôn: “Ông xem, có 12 camera trên cái cột đó.”

Lãnh đạo công an, giải thích với ông rằng có một hệ thống tên là Thiên Nhãn (nghĩa là mắt trên trời), có thể thu thập hàng trăm triệu dữ liệu khuôn mặt mỗi ngày. Những dữ liệu này, cộng thêm dữ liệu từ các công ty khác và báo cáo từ nhiều hệ thống khác, có thể nhận dạng chân dung của bất kỳ người nào trong vòng vài phút và kết luận đưa ra thậm chí có thể hiểu bạn hơn cả chính bạn.

Giáo sư Tôn cũng cho biết ông là giáo sư thỉnh giảng tại Khoa Công tác Tư tưởng và Chính trị của Đại học Giao thông Thượng Hải. Tại buổi chia sẻ về chuyển đổi kỹ thuật số của trường ĐH, họ tự hào chia sẻ cách tận dụng dữ liệu lớn đến từ mọi hướng, để đánh giá cả tư tưởng chính trị của giáo viên và học sinh. Họ còn nói rằng chỉ trong một tháng, họ đã sử dụng dữ liệu từ truyền thông xã hội, trình duyệt điện thoại di động và hành trình di chuyển để nhắm mục tiêu vào hàng chục sinh viên có thể có “khuynh hướng chính trị lớn”.

Có thể bạn quan tâm: