Ông Ngụy Dân Châu, Bí thư Đảng Cộng sản Tây An, một thành phố ở phía Tây Trung Quốc, biết mình sẽ gặp rắc rối khi được mời đến “nói chuyện” với cấp trên.
Vì vậy, ông đã lập tức xin ý kiến một thầy bói, và được khuyên trồng tre trước nhà. Từ “tre” trong tiếng Trung đồng âm với từ “dừng lại” – mong mỏi của ông Ngụy đối với cuộc điều tra chống tham nhũng của chính quyền.
Nhưng tất cả đều thất bại. Vào tháng 8/2017, ông Ngụy bị trục xuất khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vì tội hối lộ, đang chờ truy tố trước pháp luật.
ĐCSTQ theo chủ nghĩa vô thần, nhưng ông Ngụy chỉ là một trong số những quan chức đã sử dụng các phương thức tiên tri, bói toán và mê tín dị đoan để gắng thoát khỏi sự trói buộc.
Đảng cấm các thành viên tin vào cái gọi là “mê tín”. Cách mạng Văn hoá những năm 1960 và 1970 đã tìm cách xoá bỏ niềm tin của người dân vào Phật giáo, Lão giáo, Nho giáo và các phong tục dân gian bằng cách khởi động một chiến dịch để bỏ “Tứ Cựu” ra khỏi nước này như: những quan niệm xưa, văn hoá xưa, phong tục xưa và những thói quen xưa.
Đền thờ Phật giáo, tượng đài, các tu viện Đạo giáo và các di tích lịch sử có ý nghĩa văn hóa đều bị phá hủy.
Mặc dù những biến động về niềm tin Thần Phật rất đáng buồn và đầy bạo lực, nhưng niềm tin ấy vẫn còn tồn tại trong sâu thẳm tâm hồn người dân Trung Quốc: bằng chứng là các quan chức Đảng chuyển sang tin vào chư Phật, chư thần và linh hồn trong những lúc cần thiết – bất chấp các luật lệ của Đảng.

Trong một công bố gần đây về việc khai trừ Đảng và cách chức đối với ông Lưu Cường, Phó Tỉnh trưởng Liêu Ninh, cơ quan chống tham nhũng của ĐCSTQ đã chỉ ra tội về “các hoạt động mê tín” trong danh sách các tội ác khiến ông gặp rắc rối.
Thực ra, có một lần tài khoản truyền thông xã hội Wechat của tờ nhật báo nhà nước Bắc Kinh đã đăng một câu chuyện về các quan chức đã bị kỷ luật vì “tin vào mê tín dị đoan” kể từ Đại hội toàn quốc lần thứ 18 vào năm 2012 – khi Chủ tịch Tập Cận Bình lên nắm quyền và phát động chiến dịch thanh lọc Đảng đối với các quan chức mất tư cách.
Thoát khỏi số phận
Có những chi tiết gây ngạc nhiên của các quan chức khi tuyệt vọng, những người này tin rằng có một sức mạnh lớn hơn đang kiểm soát số phận của họ – vì vậy họ tìm cách để tiên đoán hoặc thay đổi cuộc đời của mình.
Trong những năm 1990, ông Chu Vĩnh Khang (sau này Bộ trưởng Bộ Công an) đang là Tổng giám đốc của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc. Để thăng tiến hơn, ông đã từng mời một nhà sư cao niên tiến hành xem tướng cho mình. Nhà sư đánh giá ông là người có triển vọng tốt, nhưng để tiến xa hơn về sự nghiệp, ông phải sửa mộ của tổ tiên.
Ông Chu lắng nghe những lời khuyên của nhà sư và yêu cầu anh trai của mình tiến hành sửa ngay. Gia đình đã thuê một tu sĩ từ thành phố Vô Tích, nơi có ngôi mộ, để thực hiện nghi thức Phật giáo.
Trong một thập kỷ, ông Chu đã lọt được vào cơ quan quyền lực nhất của ĐCSTQ là Uỷ ban Thường vụ Bộ Chính trị.
Vào mùa thu năm 2009, gia đình ông ta đột nhiên phát hiện ra rằng có ai đó đã đào một cái hang ở ngôi mộ tổ tiên – một hành động xúc phạm thần thánh. Cho nên Ông Chu đã huy động lực lượng cảnh sát ở Vô Tích, Thượng Hải và Giang Tô – thậm chí đến cả Bộ Công an – để tìm ra thủ phạm, nhưng vô ích.
Sau đó ông bị sụp đổ vào năm 2012 trong biến cố nổi tiếng của Vương Lập Quân – Bạc Hy Lai. Vào năm 2015, ông bị kết án tù chung thân.

Trong khi đó, đồng minh của ông Chu, Phó Bí thư Tỉnh ủy Tứ Xuyên Lý Xuân Thành, đã bị trừng phạt vì sử dụng ngân quỹ công để di dời ngôi mộ tổ tiên từ phía Đông Bắc Trung Quốc tới núi Thanh Thành gần thành phố Thành Đô ở Tây Nam Trung Quốc theo gợi ý của một bậc thầy về phong thủy. Ông đã sử dụng 10 triệu nhân dân tệ cho dự án đó (khoảng 35,9 tỷ VNĐ).
Cả hai ông Chu và ông Lý đều là quan chức trong nhóm người của cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Giang Trạch Dân, làm thành một phe cánh trong Đảng chống đối đương kim Chủ tịch Tập Cận Bình. Và Ông Giang thường xuyên nghe lời khuyên của Vương Lâm, một bậc thầy khí công được cho là có quyền năng siêu nhiên.
Ông Vương đã cố vấn cho nhiều quan chức phe của Giang về cách cải thiện vận may của họ. Ông Vương đã từng nói với Lưu Chí Quân, cựu Bộ trưởng Đường sắt, rằng nếu ông đặt một ngọn núi đá trong văn phòng của mình, tiền đồ của ông sẽ không bao giờ sa sút. Nhưng thật trớ trêu, vào năm 2013 ông bị truy tố về tội hối lộ và bị lãnh án tử hình treo.
Bảo vệ khỏi tội lỗi
Kể từ khi cuộc đàn áp chống tham nhũng bắt đầu 5 năm trước, các quan chức đều đề phòng cái ngày họ có thể bị mất địa vị. Nhiều quan chức tìm kiếm sự bảo vệ từ những yếu tố tâm linh.
Khi Phó Giám đốc Bộ phận hậu cần của Tổng cục Quân đội Giải phóng Nhân dân Cố Quân Sơn bị bắt và thẩm vấn vì tham nhũng, nhân viên Đảng đã tìm thấy một thanh kiếm bằng gỗ đào ở một trong các túi của ông: một vũ khí dùng để trừ ma quỷ theo tín ngưỡng Đạo giáo.
Tuy nhiên, thanh gươm không bảo vệ được ông khỏi những hành động sai trái: ông Cố đã bị kết án tử hình năm 2015.
Ông Giang, cựu Chủ tịch ĐCSTQ, được cho là rất sợ bị trả thù; một trong số nhiều tội ác của ông là tự mình phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công (hay còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp), môn khí công ôn hòa giúp nâng cao tâm tính và sức khỏe dựa trên nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn.
Video: Vì sao chính quyền Trung Quốc đàn áp Pháp Luân Công dù bị thế giới lên án?
Theo một thống kê của Minh Huệ Net năm 2015, hàng trăm người tham gia bức hại Pháp Luân Công trước đây đã gặp báo ứng nhãn tiền.
Các trường hợp bị báo ứng phổ biến gồm: bị sa thải, bị bệnh tật nghiêm trọng, bị ung thư, bị tai nạn giao thông, bị kết án tham nhũng và bị chết đột tử.
Tạp chí Mở của Hồng Kông nói rằng vào năm 2001 ông Giang đã cầu nguyện với Địa Tạng Vương Bồ Tát với hy vọng được cứu rỗi. Ông đã tìm kiếm một nữ tu ở Bắc Kinh để sao chép “kinh Địa Tạng Vương Bồ Tát” và cố gắng viết các kinh bằng tay, được coi là một hành động công đức và thành tâm trong Phật giáo.
Nhưng cho đến nay, ông Giang không thể thoát khỏi số phận chính trị. Chiến dịch của ông Tập đã loại bỏ các đồng minh của ông Giang, từng người từng người một, và giờ ông chỉ còn chút quyền lực hạn hẹp.
Thanh Hiền, theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh