Hôm 8/2, Giáo hoàng Francis đã không xuất hiện tại hội nghị về phòng chống buôn bán nội tạng trước những tranh cãi liên quan đến tư cách tham dự của Trung Quốc.
Giáo hoàng đã hủy (kế hoạch tham gia hội nghị) “rõ ràng là vì những tranh cãi liên quan đến sự tham gia của Trung Quốc,” theo bác sĩ Jacob Lavee, Chủ tịch Hiệp hội Cấy ghép Israel và đại biểu tham dự viết trong một email.
Bác sĩ Jacob Lavee, Chủ tịch Hiệp hội Cấy ghép Israel (Ảnh: Alex Ma / Đại Kỷ Nguyên)
Trong nhiều tháng, Viện hàn lâm Khoa học Giáo hoàng của Tòa thánh Vatican đã lên kế hoạch tổ chức một hội nghị về phòng chống buôn bán nội tạng và du lịch ghép tạng vào ngày 7-8/2. Rome Reports, một đài truyền hình độc lập chuyên đưa tin về Giáo hoàng và Vatican, chỉ ra rằng Giáo hoàng ban đầu được dự kiến sẽ xuất hiện tại hội nghị.
Tuy nhiên, tranh cãi nổ ra khi Viện hàn lâm mời Trung Quốc tham dự hội nghị dù chính quyền nước này bị lên án về tình trạng thu hoạch cưỡng bức nội tạng các tù nhân lương tâm. Đại diện từ Trung Quốc là ông Hoàng Khiết Phu, Chủ tịch Ủy ban Hiến tặng và Cấy ghép Nội tạng Quốc gia, cũng là một bác sỹ bị cáo buộc có liên quan đến hoạt động mổ cướp nội tạng.
Ông Hoàng Khiết Phu (giữa), Chủ tịch Ủy ban Hiến tặng và Cấy ghép Nội tạng Quốc gia Trung Quốc (Ảnh: Zheng Wu Li)
Các nhà điều tra khẳng định các nạn nhân bị chính quyền Trung Quốc thu hoạch nội tạng bao gồm những người theo đạo Cơ Đốc, người Duy ngô Nhĩ và người Tây Tạng, nhưng đại đa số các học viên Pháp Luân Công, môn khí công bị đàn áp từ năm 1999 theo chỉ đạo của cựu Tổng Bí thư Giang Trạch Dân. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thể hiện một số động thái cho thấy dường như ông đang tìm cách gỡ bỏ di họa đàn áp mà ông Giang để lại.
Những người ủng hộ nhân quyền và một số người Công giáo nổi tiếng đã phản đối quyết định của Viện hàn lâm Khoa học Giáo hoàng khi mời đại diện từ Trung Quốc.
Vào ngày 7/2, ông Hoàng và đồng nghiệp Wang Haibo đã tham dự hội nghị và đưa ra những tuyên bố mà một số đại biểu cho rằng không thuyết phục, để biện hộ cho hoạt động cấy ghép tạng ở Trung Quốc.
Các đại biểu yêu cầu phải có một sự giám sát độc lập để đảm bảo rằng Trung Quốc không sử dụng nội tạng được thu hoạch cưỡng bức, nói rằng lời cam đoan của Trung Quốc không đủ để chứng minh chương trình cấy ghép đã được cải cách, theo hãng tin AP.
Larry Ong, Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh
Mai Lan tổng hợp
Xem thêm:
- Ông Tập Cận Bình đang xử lý các đối tượng đàn áp Pháp Luân Công?
- Thoát chết ở tuổi 28 dù nghiện ‘đá, cỏ, ke, lắc’, người thanh niên đã thay đổi ngoạn mục như thế nào?
- Nghị viện Châu Âu ra thông cáo mới lên án nạn mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc