Nhờ sự thích nghi với môi trường sống vượt trội hơn các loài khác, tổ tiên của chúng ta đã nhanh chóng chiếm lĩnh được Trái Đất.

Sự biến mất đột ngột của người Neanderthal vào 40.000 năm trước luôn là một ẩn số trong nhiều thập kỷ qua. Các nhà khoa học cho rằng, sự tuyệt chủng của người Neandertal là do loài người.

Liệu tổ tiên của chúng ta có thực sự “vượt mặt” người Neanderthal để chiếm lấy Trái Đất hay không?

So với tổ tiên của người hiện đại (Homo sapiens), người Neanderthal xuất hiện trên Trái Đất sớm hơn. Cho đến khoảng 30.000 năm trước, hai loài người này vẫn cùng nhau chia sẻ hành tinh. Thậm chí còn có giả thuyết tổ tiên của chúng ta từng giao phối với người Neanderthal. Thực tế, ngày nay, một số người vẫn còn mang vài ADN của người Neanderthal.

Nhưng, sau khoảng 20.000 – 40.000 năm, người Homo Sapiens đã nhanh chóng đánh bại người Neanderthal để thống lĩnh Trái Đất.

Một nghiên cứu của các nhà khoa học tại Viện Maz Planck (Đức) và Đại học Michigan chỉ ra rằng không phải do làm chủ ký hiệu hay có bộ não lớn hơn, người Homo Sapiens đã chinh phục được Trái Đất đơn giản vì họ sớm học được cách thích ứng với các loại khí hậu khắc nghiệt tại hành tinh này.

Tác giả chính của nghiên cứu, Tiến sĩ khoa học Patrick Roberts cho biết, khám phá sự tiến hóa của con người cần tập trung vào yếu tố thích nghi với môi trường thay vì nghiên cứu các yếu tố khác như nghệ thuật hay ký hiệu ngôn ngữ.

Nghiên cứu đã đưa ra định nghĩa mới về sự thích nghi của loài người “vừa tổng quan, vừa chuyên sâu”.

Vốn dĩ có hai thái cực về sự thích ứng của loài người cổ xưa: tổng quan và chuyên sâu. Loài thuộc dạng “tổng quan” có thể tận dụng và thích nghi với nhiều điều kiện môi trường sống. Ngược lại, loài thuộc dạng “chuyên sâu” sẽ chỉ chịu đựng được môi trường hạn hẹp với chế độ ăn nhất định.

Ông Roberts nói: “Người Homo Sapiens là nhân chứng sống cho kiểu ‘chuyên sâu’, được chứng minh qua hóa thạch thợ săn voi ma mút, vốn được định nghĩa theo kiểu ‘tổng quan'”.

Tuy nhiên, khả năng thích nghi của người Homo Sapeins được cải thiện nhờ sự trợ giúp từ các loài người cổ xưa khác. Điều này khiến cho sự thích ứng của tổ tiên chúng ta tiến hóa thành dạng “vừa tổng quan, vừa chuyên sâu”.

Đồng tác giả của nghiên cứu, Tiến sĩ khoa học Brian Stewart thuộc Đại học Michigan khẳng định: “Chia sẻ về nguồn thức ăn, khoảng cách cũng như lễ nghi giữa các mối quan hệ cho phép những quần thể người tự bật ra phản xạ thích nghi với sự biến động khí hậu và môi trường tại từng khu vực sinh sống. Nó giúp tổ tiên chúng ta trở nên vượt trội hơn so với các loài người khác”.

Tiết lộ sự thật về cách loài người 'vượt mặt' người Neanderthal và thống trị Trái Đất
Hộp sọ của người Neanderthal cổ xưa. (Ảnh: PA)

Vào khoảng 200.000 năm trước, người Homo Sapeins đã phải cạnh tranh nguồn thức ăn và các nguồn lực khác với người Neanderthal.

Tổ tiên của loài người hiện đại xuất hiện ở khu vực châu Phi vào khoảng 3 triệu năm trước và là một quần thể đa dạng. Một số loài người cụ thể như Homo erectus đã di chuyển tới Tây Ban Nha, Georgia, Trung Quốc và Indonesia vào 1 triệu năm trước.

Theo báo cáo Hành vi Con người Tự nhiên, các hóa thạch của người Homo được tìm thấy trong cùng một môi trường sống với người Neanderthal.

Người Neanderthal đã săn lùng voi ma mút và nhiều loại thú khác trước người Homo, nhưng người Homo Sapeins lại học được cách mở rộng vùng đất săn bắn.

Cách đây ít nhất 45.000 năm, người Homo Sapeins đã nhanh chóng xâm chiếm hàng loạt khu vực Cổ Bắc giới và các khu vực rừng mưa tại châu Á, Melanesia và nước Mỹ.

Họ cũng thống trị các vùng sa mạc tại Bắc Phi, bán đảo Ả Rập và Tây Bắc Ấn Độ cũng như các ngọn núi của Tây Tạng và dãy núi Andes nhờ vào khả năng thực dân hóa.

Sau khi liên kết với những dữ liệu về mặt sinh thái học, các nhà nghiên cứu nhấng mạnh, người Homo Sepains có thể sống ở gần như mọi nơi trên Trái Đất.

Kiều Ngọc