Theo tờ Epoch Times, sau khi chính phủ Hoa Kỳ dỡ bỏ một phần các hạn chế đối với sinh viên nước ngoài đến Hoa Kỳ, hiện các chuyến bay từ Bắc Kinh và Thượng Hải đến Mỹ đã “kín chỗ”. Hàng dài người Trung Quốc xuất hiện ở sân bay, giá vé cũng tăng  cao, thậm chí có những tấm vé máy bay giá “trên trời” lên tới 100.000 NDT. Trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát tại Mỹ, việc một lượng lớn du học sinh Trung Quốc mua vé giá cao ùn ùn sang Mỹ, nguyên nhân thực sự đằng sau hiện tượng này là gì?

Hôm 16/8, tờ China Business Network đã đưa tin về một bức ảnh được lan truyền rộng rãi trên mạng, nói rằng sau khi Hoa Kỳ mở cửa cho sinh viên nước ngoài nhập cảnh, Thượng Hải để làm thủ tục sang Mỹ. Có chuyến bay mà người xếp hàng chờ đã dài đến cả cây số.

Ngoài ra, do dịch bệnh, nguồn cung các đường bay Trung Quốc – Mỹ thiếu hụt cũng khiến giá vé tăng vọt. Vào tháng 7, nếu đi chuyến Trung Quốc Đại Lục đến Hoa Kỳ, vẫn có thể mua được vé 5.000 đến 8.000 NDT đối với hạng phổ thông và khoảng 16.000 NDT đối với hạng thương gia. Vào tháng 8, vé hạng phổ thông đã tăng lên 20.000 đến 30.000 NDT, còn hạng thương gia là 70.000 đến 100.000 NDT.

Doanh nhân đại lục Wen Xiang (bút danh) đang xin thị thực cho con mình ra nước ngoài. Ông nói với The Epoch Times vào ngày 17/8 rằng nhóm người này một khi ra nước ngoài có thể sẽ không về nữa. “Điều này rất giống với làn sóng nhập cư ở Hồng Kông. Giờ đây, Trung Quốc đang ở trong tình trạng đóng cửa. Một khi cánh cửa này bị đóng lại, trong tương lai sẽ khó mở cửa trở lại. Tình hình Trung Quốc càng ngày càng trở nên trầm trọng hơn, nhóm người này đã rời đi sẽ không quay lại nữa”.

Ông Wen Xiang nói rằng ngay cả những người không hiểu biết nhiều về môi trường khắc nghiệt hiện tại cũng nhận thức được điều đó. Nó sẽ không khá hơn. Trong vài năm qua, tình hình kinh tế ổn và vẫn có thể tồn tại trong nước. Bây giờ mọi người có trạng thái không ổn định, điều này cho thấy rằng họ đang tuyệt vọng”.

Vị này cũng cho biết: “Người trẻ có thể không nhận thức rõ được hoàn cảnh hiện tại, nhưng cha mẹ chúng thì biết rất rõ. Nói cách khác, bất kể ĐCSTQ lèo lái dư luận như thế nào, hầu hết mọi người thực sự rất rõ ràng rằng tình hình hiện đang rất nghiêm trọng và họ đã quyết định bỏ phiếu bằng cách rời đi”.

Kể từ đầu năm nay, chính phủ Trung Quốc đã thắt chặt việc xử lý hộ chiếu cho người có nhu cầu đi nước ngoài, khiến việc đi ra nước ngoài ngày càng trở nên khó khăn hơn. Trong nửa đầu năm 2021, cả nước có tổng số 335.000 hộ chiếu phổ thông được cấp, chủ yếu là hộ chiếu du học, việc làm và công tác, số hộ chiếu được cấp chỉ bằng 2% so với cùng kỳ năm 2019. Vào ngày 30/7, Cơ quan Quản lý Nhập cư của Trung Quốc thông báo rằng những người không có những lý do khẩn cấp và cần thiết họ sẽ không được phép xuất cảnh. 

Doanh nhân Wen Xiang tin rằng việc ĐCSTQ cho du học sinh ra nước ngoài, hoặc có công tác ở nước ngoài mục tiêu là ăn cắp công nghệ, hai là có thể tuyên truyền cho Đảng, thao túng dư luận Hoa kiều ở bên ngoài, mặt khác cũng có thể kiếm lại ngoại hối.

Trong khi đó nhà bình luận chính trị Hua Po tại của Bắc Kinh cho rằng có nhiều lý do khiến người dân đổ xô đến Hoa Kỳ.

Học giả này cho rằng lý do quan trọng nhất là tình hình chính trị trong nước nghiêm trọng, phần lớn những người đến Hoa Kỳ là từ giới thượng lưu, và bầu không khí chính trị trong nước khiến họ sợ hãi. Mọi người đang chạy trốn trong hoảng loạn, giống như những gì đang xảy ra ở Afghanistan bây giờ. Vì vậy, ngay sau khi được Hoa Kỳ nới lỏng, họ vội vã chạy càng nhanh càng tốt, bất chấp phải trả 100.000 nhân dân tệ cho một vé máy bay.

Học giả này còn lưu ý có một số lý do khác bao gồm vì ảnh hưởng của dịch bệnh, việc đóng cửa đã quá lâu và họ cần đến Hoa Kỳ khẩn cấp. Lý do thứ hai là hệ thống xã hội ở Hoa Kỳ khiến quốc gia này vẫn là điểm đến ưa thích của tất cả các quốc gia trên thế giới.

Một cư dân mạng trên Twitter đã so sánh làn sóng rời Hồng Kông và làn sóng bỏ trốn gần đây ở Afghanistan với làn sóng ra nước ngoài tại sân bay Phố Đông, Thượng Hải. Ông Lu, một doanh nhân sống lưu vong, nói: “Sự so sánh này rất thú vị. Có những điểm tương đồng về hình thức. Về bản chất, ai cũng muốn thoát khỏi chế độ khủng bố”.