Alex Wellerstein, chuyên gia Viện Công nghệ Stevens ở New Jersey, mới đây đã ước tính con số thương vong khủng khiếp nếu kịch bản tồi tệ nhất xảy ra: tên lửa Hwasong 15 mang đầu đạn hạt nhân và tấn công New York, Mỹ và một số thành phố quan trọng trên thế giới.
Ông Wellerstein giả định đòn tấn công hạt nhân của Triều Tiên nhằm vào khu vực trung tâm New York, với sức công phá 250kt. Đây cũng là sức công phá mà các chuyên gia ước tính trong vụ thử hạt nhân của Triều Tiên hồi tháng 9.
Tỷ lệ thương vong 100% trong bán kính của quả cầu lửa khổng lồ. Nhiệt độ khi đó lên tới hàng trăm triệu độ C, nóng gấp 4-5 lần phần lõi của Mặt trời.
710.870 người sẽ bị chết và 982.750 người sẽ bị thương nếu kịch bản tồi tệ trên xảy ra.

Những người may mắn sống sót qua đợt sóng xung kích từ vụ nổ hạt nhân phải đối mặt với phóng xạ, cơn gió thổi hơi nóng lan tỏa ra khu vực lân cận. Ngay cả những người ẩn náu dưới các tầng hầm sâu nhất cũng có thể chết vì ngạt thở, chết cháy hoặc chết vì thiếu nước sạch.
Môi trường chết chóc bao trùm khu vực rộng 165km2 trong nhiều tuần sau đó. Phóng xạ khiến nơi trúng tên lửa hạt nhân không thể sinh sống được trong nhiều năm sau đó.
Ông Wellerstein cũng đã làm các tính toán trên đối với các thành phố như Washington DC, London, Moscow, Seoul, và Tokyo.





Tuy vậy, đây chỉ là kich bản giả định và các chuyên gia vẫn đang đặt nhiều nghi vấn xoay quanh vụ phóng tên lửa của Triều Tiên.
David Wright, nhà vật lý học, chuyên gia về tên lửa thuộc Liên hiệp các nhà khoa học Mỹ, cho rằng việc phóng một tên lửa bay lên gần như thẳng đứng và có quỹ đạo cao như vậy thật khó tin, nếu không muốn nói là không thể tin được.
Ông Wright cũng hoài nghi khả năng Triều Tiên có thể thu nhỏ bom hydro để lắp vừa trên tên lửa.
“Các tên lửa có thể cung cấp hỏa lực nhưng không phải là khả năng đã được chứng minh. Cộng đồng kỹ thuật Mỹ đang xảy ra tranh luận lớn về khả năng thu nhỏ đầu đạn nhiệt hạch của Triều Tiên”, ông Wright nói.
Các chuyên gia về tên lửa cho rằng các vụ phóng tên lửa hôm 29/11 của Triều Tiên được thực hiện với tải trọng rất nhẹ, nhằm nâng tầm bắn của chương trình tên lửa. Một đầu đạn hạt nhân thực tế do Triều Tiên chế tạo có thể nặng đến vài trăm kilogam, dẫn đến giảm tầm bắn.
Chính vì vậy, giới chuyên gia nhận định vụ phóng mới nhất của Triều Tiên không mang theo tải trọng đầu đạn hạt nhân. Ông Wright nói rằng bản thân tên lửa nếu không mang theo đầu đạn thì hầu như vô hại với nước Mỹ.
Ngoài ra, độ chính xác của tên lửa Triều Tiên cũng là vấn đề cần xem xét.
North Korea's claim that the entire U.S. is within range of its rapidly improving missiles just got a lot more credible. What to know about the nation's ICBM test. https://t.co/KvriL49fIO pic.twitter.com/nJAqIzsaoQ
— CBS News (@CBSNews) November 29, 2017
Thùy Linh