Thượng nghị sĩ Josh Hawley thông báo nhà xuất bản Simon & Schuster quyết định hủy xuất bản cuốn sách của ông sau khi ông bỏ phiếu phản đối kết quả bầu cử trong phiên họp chung Quốc hội ngày 6/1, theo The BL.
Ông Hawley nằm trong nhóm các nhà lập pháp Cộng hòa quyết định phản đối kết quả của Cử tri đoàn trong phiên họp chung của Lưỡng viện ngày 6/1. Hôm thứ Năm (7/1), nhà xuất bản Simon & Schuster đã từ chối xuất bản cuốn sách tiếp theo của ông có tựa đề “The Tyranny of Big Tech” (tạm dịch: “Sự chuyên chế của các công ty công nghệ lớn”).
Thượng nghị sĩ viết trên Twitter “Simon & Schuster sẽ hủy hợp đồng của tôi vì tôi đã đại diện cho các cử tri của mình, dẫn đầu một cuộc tranh luận tại Thượng viện về tính liêm chính của cử tri, bây giờ họ quyết định tái định nghĩa [điều này] là xúc giục sự nổi loạn”.
My statement on the woke mob at @simonschuster pic.twitter.com/pDxtZvz5J0
— Josh Hawley (@HawleyMO) January 7, 2021
Ông nói thêm “Hãy để tôi nói rõ; đây không chỉ là một tranh chấp hợp đồng. Đó là một cuộc tấn công trực tiếp vào Tu chính án thứ nhất (1). Bây giờ chỉ có [những] bài phát biểu đã được duyệt mới có thể được [phép] xuất bản. Đây là [cách] phe tả tìm cách bãi bỏ những người không được họ chấp thuận. Tôi sẽ chống lại văn hóa bác bỏ này bằng tất cả những gì tôi có. Chúng ta sẽ gặp lại tại tòa án”.
Tuyên bố của Simon & Schuster nêu rõ: “Sau khi chứng kiến cuộc nổi dậy chết chóc, đáng lo ngại, diễn ra vào thứ Tư tại Washington, DC, Simon & Schuster đã quyết định hủy xuất bản cuốn sách sắp tới của Thượng nghị sĩ Josh Hawley, THE TYRANNY OF BIG TECH Chúng tôi đã cân nhắc khi đi tới quyết định này. Là một nhà xuất bản, nhiệm vụ của chúng tôi là mở rộng sự đa dạng của những tiếng nói và quan điểm [khác nhau], cùng lúc chúng tôi quan tâm đến trách nhiệm cộng đồng của mình như [mọi] công dân, và [chúng tôi] không thể ủng hộ thượng nghị sĩ Hawley sau khi [thấy] vai trò của ông trong sự kiện đã trở thành mối đe dọa nguy hiểm với nền dân chủ và tự do của chúng ta.”
— Simon & Schuster (@simonschuster) January 7, 2021
Ông Hawley cũng đã trở thành mục tiêu công kích của các phương tiện truyền thông sau khi thách thức kết quả bầu cử tổng thống năm 2020.
Người dẫn chương trình MSNBC Joey Reisch đã kêu gọi thượng nghị sĩ từ chức và nói rằng điều đó sẽ giúp ích nhiều hơn cho đất nước, theo RealClearPolitics.
Một số thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa cũng quay lưng lại với ông Hawley, chẳng hạn như Thượng nghị sĩ Ben Sasse, người nói rằng quyết định phản đối kết quả Đại cử tri đoàn của ông Hawley là “thực sự ngu ngốc”, theo NPR.
Không chỉ ông Hawley phải chịu áp lực từ các nhà lập pháp, Thượng nghị sĩ Cộng hòa Ted Cruz (bang Texas) cũng phải đối mặt với áp lực từ một số nhà lập pháp thúc giục ông từ chức sau khi ông lãnh đạo một nhóm các nhà lập pháp khác bác bỏ kết quả bầu cử.
Ông Hawley từng khẳng định lập trường của mình sẽ không thay đổi mặc dù vấp phải các chỉ trích. “Tôi sẽ không bao giờ xin lỗi vì đã góp tiếng nói cho hàng triệu người Missouri và người Mỹ, những người lo ngại về tính toàn vẹn trong cuộc bầu cử của chúng ta. Đó là công việc của tôi, và tôi sẽ tiếp tục làm [như vậy]” ông Hawley nói trong cuộc phỏng vấn với đài Columbia ABC.
(*) Tu chính án thứ nhất Hiến pháp Hoa Kỳ cấm việc chính phủ đưa ra bất kỳ luật nào trong việc thiết lập tôn giáo; đảm bảo rằng không có lệnh nào cấm tự do thực hành tôn giáo, giảm bớt quyền tự do ngôn luận, xâm phạm tự do báo chí, can thiệp vào quyền tụ tập ôn hòa, hoặc cấm yêu cầu kiến nghị sửa đổi các khiếu nại của chính phủ. Nó đã được thông qua vào ngày 15/12/1791, là một trong mười sửa đổi tạo thành Tuyên ngôn nhân quyền Hoa Kỳ.
Xem thêm: