Chính phủ Papua New Guinea, quốc gia nằm ở Thái Bình Dương tuyên bố sẽ đóng Facebook trong một tháng để nghiên cứu những tác động mà mạng xã hội lớn nhất thế giới đang ảnh hưởng đến người dân nước này, the Epoch Times đưa tin.

Trong khi đó, động thái này cũng sẽ khóa những “tài khoản giả”, Tổng công ty phát thanh Úc cho biết.

Quốc gia này có 8 triệu người, nhưng chưa đến 10% dân số có quyền truy cập vào Internet, nói gì đến Facebook, BBC báo cáo.

Bộ trưởng truyền thông Sam Basil nói với Post-Courier: “Thời gian sẽ cho phép thu thập thông tin để xác định người dùng ẩn đằng sau tài khoản giả mạo, tải hình ảnh khiêu dâm, đăng thông tin sai lệch và gây hiểu lầm”.

Ông nói thêm: “Chúng tôi cũng có thể xem xét khả năng tạo trang mạng xã hội mới cho công dân Papua New Guinea sử dụng chính thống.”

“Nếu cần thì chúng tôi có thể tập trung các nhà phát triển ứng dụng trong nước để tạo ra một trang web có lợi cho Papua New Guinea dùng cho việc giao tiếp trong nước và nước ngoài”, ông nói.

Ông Sam Basil đã phủ nhận cáo buộc rằng quốc gia này đã đóng cửa Facebook, họ im lặng để tránh bất đồng chính kiến. ”Tôi không nghĩ như vậy bởi vì các nghị sĩ bắt đầu những lời chỉ trích,” ông nói, theo ABC. “Chúng ta phải chắc chắn rằng những lời chỉ trích mà họ đang đưa ra là thực tế và họ phải có lựa chọn thay thế nếu họ chỉ trích chính sách của chính phủ.”

Đối thủ MP Bryan Kramer, có số lượng người theo dõi lớn trên Facebook, cho biết đó không phải là vấn đề.

“Rõ ràng, ý định của chính phủ là truy tố những người đã tích cực phê phán các chính sách của họ và có thể theo dõi, thiết lập ai là những người đang bất mãn công khai chống lại không chỉ Thủ tướng Chính phủ mà còn chính sách của chính phủ”, ông nói với ABC.

Các nhóm khác đã nêu lên những quan ngại về động thái này.

“Nói về việc đóng Facebook trong một tháng trong khi một người nào đó, một nơi nào đó phân tích thì chúng ta có thể nhìn thấy việc này khá độc đoán và đáng lo ngại,” Chủ tịch Transparency International Lawrence Stephens đã được ABC trích lời.

Facebook đã không phản ứng lại động thái này.

Papua New Guinea không phải là quốc gia đầu tiên cấm Facebook trong một khoảng thời gian. Vào tháng 3, Sri Lanka đã chặn Facebook và Facebook sở hữu WhatsApp để trả lời các bài viết kêu gọi các cuộc tấn công vào người Hồi giáo.

Thanh Hiền