Hoạt động gián điệp của Nga nhắm vào viễn thông Nhật Bản SoftBank gần đây đã được chính phủ Nhật Bản tiết lộ, theo Nikkei ngày 16/2.

Vụ việc liên quan đến việc đánh cắp thông tin mật, đã được công bố trong bối cảnh các báo cáo liên tục về các hoạt động ngầm và gián điệp của Nga tại châu Âu.

Đơn vị 29155 là một nhóm tinh nhuệ thuộc cơ quan tình báo quân đội Nga dưới sự chỉ đạo của Cục tình báo GRU, theo một quan chức tình báo cấp cao châu Âu.

Vị quan chức cho biết, các nhà chức trách ở châu Âu và Mỹ đã buộc tội nhóm khoảng 20 thành viên này vì một loạt các sự cố gây chấn động cộng đồng quốc tế bao gồm vụ ám sát trong năm 2018 khi cố gắng đầu độc một cựu điệp viên Nga ở Anh và một nỗ lực đảo chính thất bại trong năm 2016 ở Montenegro.

Nikkei trích Thời báo New York dẫn từ nhiều nguồn tình báo đã báo cáo về Đơn vị 29155, gây ra sự suy đoán về lý do tại sao các cơ quan gián điệp kín tiếng điển hình ở phương Tây đã bắt đầu để lộ về nhóm này. Khi được hỏi về vấn đề này, vị quan chức nói: “Mối đe dọa từ hoạt động ngầm của Nga đặt ra đối với tự do và dân chủ đã đến mức các cộng đồng tình báo phải thúc giục các chính trị gia hành động mạnh mẽ hơn”.

Nga không sánh được với châu Âu và châu Mỹ trên mặt trận “quyền lực cứng” về quân sự và kinh tế. Tương tự như vậy với “quyền lực mềm” dựa trên văn hóa và giá trị. Điều này khiến Moscow không có nhiều lựa chọn ngoài việc sử dụng những gì gọi là “quyền lực bóng tối”.

Vị quan chức châu Âu nói rằng ngay cả sau những tiết lộ về sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2016 – chủ yếu là các cuộc tấn công mạng và lan truyền tin tức giả – Moscow thêm phần bạo gan do sự phản ứng không nhiều của phương Tây.

Các công tố viên Đức tuyên bố vào tháng 12 rằng họ tin rằng chính phủ Nga có liên quan đến vụ ám sát giữa ban ngày một người đàn ông Georgia vào tháng 8/2019 tại Berlin. Tuyên bố của công tố viên khiến Thủ tướng Angela Merkel ban đầu về mặt ngoại giao đã giữ im lặng, nhưng cuối cùng bà đã lệnh trục xuất hai nhà ngoại giao Nga vào tháng đó.

Trong khi đó, chính quyền Tây Ban Nha đã bắt đầu một cuộc điều tra vào tháng 11/2019 do nghi ngờ GRU can thiệp trong cuộc trưng cầu dân ý độc lập tại khu tự trị của Catalonia. Ngay cả ở Serbia vốn ủng hộ Moscow, chính phủ cũng có phản ứng sau một video xuất hiện trực tuyến cho thấy các thành viên người Nga liên lạc với một quan chức quân đội cũ.

Tổng thống Nga Vladimir Putin, bản thân ông là một cựu điệp viên KGB, đã nắm quyền 20 năm, trong thời gian đó các tổ chức tình báo Nga đã phát triển rộng khắp. Nhân sự tại GRU, FSB (Tổng cục An ninh Liên bang Nga), và SVR (Tổng cục Tình báo Nước ngoài) hiện có tổng số 150.000 người.

Các cơ quan tình báo châu Âu cho biết các cơ quan này theo chỉ thị chung của Kremlin để phá vỡ xã hội phương Tây, có rất nhiều quyền tự chủ và cạnh tranh lẫn nhau.

Nhật Bản giờ đây mới công khai tiết lộ sự cố SoftBank có khả năng là một nỗ lực nằm kiểm tra Nga trước Thế vận hội Tokyo 2020. Có những nghi ngờ mạnh mẽ về quốc gia vốn bị “gạch tên” khỏi các cuộc chơi thể thao do các bê bối sử dụng doping và tấn công mạng máy tính ở Thế vận hội Rio de Janeiro 2016 cũng như Pyeongchang 2018. Giờ đây, cáo buộc Nga đánh cắp thông tin liên quan đến mạng 5G của SoftBank khiến giới chức Nhật cảnh giác.

(Nguồn ảnh: Financial Times).