Nội các Nhật Bản đã thực hiện việc mở rộng quân sự lớn nhất kể từ Thế chiến thứ hai thông qua ba tài liệu bao gồm phiên bản mới nhất của chiến lược an ninh quốc gia. Dự luật mới này cho phép Nhật Bản có “khả năng phản công” để tấn công các căn cứ của kẻ thù. CNA ngày 17/12 chỉ ra rằng một trọng tâm trong kế hoạch phòng thủ của nội các Nhật Bản là vấn đề Đài Loan.

Theo tờ Kyodo News của Nhật Bản, các tài liệu chiến lược liên quan đã được thông qua trong bối cảnh đối đầu ngày càng sâu sắc giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Ngoài ra, khu vực eo biển Đài Loan cũng đang phải đối mặt với các mối đe dọa chưa từng có từ chính quyền TQ. Để tăng khả năng phòng thủ, tài liệu an ninh sửa đổi ngân sách quốc phòng tăng lên 320 tỷ đô la Mỹ. Hơn nữa, vấn đề Đài Loan mà chính quyền TQ coi là “vấn đề nội bộ” , cũng đã được đưa vào phạm vi “phòng thủ” của Nhật Bản .

Trong phần liên quan đến tình hình ở eo biển Đài Loan, tài liệu mới của Nhật Bản đề cập rằng “hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan là không thể thiếu đối với hòa bình, ổn định và thịnh vượng của cộng đồng quốc tế”.  Đồng thời chỉ ra rằng Đài Loan “một đối tác và một người bạn cực kỳ quan trọng, cùng nhau chia sẻ các giá trị cơ bản”, phía Nhật Bản ủng hộ quan hệ hai bờ eo biển “cần đứng trên lập trường giải quyết vấn đề bằng hòa bình và tiếp tục thực hiện các biện pháp đối phó phù hợp”.

Tờ Asahi Shimbun của Nhật Bản đưa tin, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio có kế hoạch thăm Hoa Kỳ vào tháng 1 năm sau để hội đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden. Gần đây, Chính phủ Trung Quốc đã tăng cường trang bị vũ khí trên biển, phía Nhật Bản đề nghị Hoa Kỳ cung cấp kế hoạch bán vũ khí tên lửa hành trình Tomahawk, và chính phủ Hoa Kỳ cũng bày tỏ ủng hộ việc này, đồng thời đề cập đến triển vọng tăng cường hợp tác giữa hai nước có thể giúp duy trì một trật tự Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và cởi mở.

Một quan chức giấu tên của chính quyền TQ đã chỉ ra rằng nếu Nhật Bản hoặc quân đội Hoa Kỳ đóng quân tại Nhật Bản và triển khai tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm xa do Hoa Kỳ sản xuất, chúng sẽ trực tiếp gây ra mối đe dọa đối với lãnh thổ Trung Quốc. Hơn nữa còn đe dọa rằng điều này sẽ kích hoạt các biện pháp trả đũa từ Bắc Kinh.

Tờ Sankei Shimbun của Nhật Bản đưa tin, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Satoshi Morimoto nhận xét rằng đối với chính quyền Nhật Bản, tình hình an ninh hiện nay là nghiêm trọng và phức tạp nhất. Chiến lược mới của quốc gia có ý nghĩa mang tính thời đại và thành tựu lịch sử. Chiến lược “Phòng thủ tên lửa tổng hợp” mà Nhật Bản hiện đang áp dụng, hiện đang được thay thế bởi chiến lược “Phòng không tổng hợp và phòng thủ chống tên lửa” (IAMD)  được hỗ trợ bởi quân đội Hoa Kỳ,  có ý nghĩa sâu rộng hơn.

Ông tin rằng sự thay đổi chiến lược này rõ ràng là nhằm vào các biện pháp chiến lược đối phó với Trung Quốc và các nội dung liên quan được thực hiện trong tương lai như thế nào cũng là điều đáng chú ý.

Có thể bạn quan tâm: