Những ngày qua, người dân tại nhiều quốc gia trên thế giới đã tổ chức kỷ niệm 19 năm một cuộc thỉnh nguyện ôn hòa bị đáp trả bằng một cuộc thảm sát.
Ngày 25/4/1999, hơn 10.000 người đến thỉnh nguyện tại Văn phòng Khiếu nại Trung ương ở Bắc Kinh để bày tỏ nguyện vọng về tự do tín ngưỡng như quy định trong Hiến pháp Trung Quốc. Họ là những người tập Pháp Luân Công, môn khí công theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn thu hút khoảng 70-100 triệu học viên, theo thống kê năm 1999.
Thủ tướng đương thời, ông Chu Dung Cơ đã bày tỏ ủng hộ đối với nguyện vọng của các học viên, nhưng người quyền lực hơn ông Chu – Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Giang Trạch Dân đã lợi dụng cuộc thỉnh nguyện ôn hòa để lấy cớ bức hại Pháp Luân Công.
Cuộc đàn áp diễn ra tới ngày nay với hàng loạt các vi phạm nhân quyền như bắt bớ phi pháp, cưỡng bức lao động, tra tấn và thậm chí là mổ cướp nội tạng.
Hàng năm, các học viên Pháp Luân Công trên thế giới đều tổ chức các sự kiện để công chúng biến đến những lợi ích mà họ có được từ Pháp Luân Công, cũng như kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại đối với các học viên ở Trung Quốc.
Australia
Tối thứ Ba (24/4), hơn 300 học viên Pháp Luân Công ngồi lặng lẽ bên ánh nến lung linh ngoài Hyde Park cạnh đường Elizabeth.
Một biểu ngữ nổi bật ở lối vào của Hyde Park có dòng chữ: “Ngày 25/4/1999: Hơn 10,000 người tập Pháp Luân Công đã thỉnh nguyện ôn hòa tại Bắc Kinh. Họ đến văn phòng kháng nghị trung ương để đề nghị chính phủ ngừng leo thang sách nhiễu học viên và bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng của họ”.
“Diễn biến tiếp theo là một cuộc bức hại trên toàn quốc, dẫn đến việc bỏ tù, tra tấn và bức hại đến chết hàng trăm ngàn người. Cuộc diệt chủng này vẫn tiếp diễn đến ngày nay.”
Một số người qua đường dừng lại để tìm hiểu thêm thông tin và ký tên vào bản kiến nghị kêu gọi Quốc hội Australia lên tiếng.
Andrew, một công chức nói rằng anh đã biết về cuộc đàn áp Pháp Luân Công tại Trung Quốc. Anh nói: “Thật khủng khiếp vì những gì chính phủ Trung Quốc đang làm, chính phủ của chúng ta nên đề nghị chính phủ Trung Quốc ngừng bức hại và chấm dứt thu hoạch nội tạng của những người đó.”

Tương tự như Australia, nhiều nơi trên thế giới đã tổ chức kỷ niệm sự kiện 25/4 và kêu gọi chính quyền Trung Quốc chấm dứt bức hại Pháp Luân Công.
Canada


Đức



Hy Lạp

Phần Lan


Thụy Điển
Các học viên Pháp Luân Công Thụy Điển đã tụ họp trước Đại sứ quán Trung Quốc tại Stockholm, để ngồi thiền và đọc một bức thư ngỏ gửi tới các quan chức Trung Quốc, kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốc.



Thụy Sỹ
Các học viên Pháp Luân Công ở Thụy Sỹ đã dựng các tấm bảng có ghi thông tin về cuộc đàn áp ở Trung Quốc, trưng bày tại Rose Garden, một địa điểm du lịch nổi tiếng ở thành phố Bern.


Thanh Hiền