Ít nhất 95 nhà báo bị sát hại khi đang tác nghiệp trong năm 2018, cao hơn năm 2017, thấp hơn mức đỉnh điểm được ghi nhận trong những năm Iraq và Syria xung đột với nhau, theo Liên đoàn nhà báo quốc tế (IFJ).
BBC đưa tin, con số nhà báo thiệt mạng cao nhất được ghi nhận là 155 người vào năm 2006, bao gồm tất cả các cá nhân làm việc cho một cơ quan truyền thông, bất kể ở vai trò nào.
Cái chết của nhà báo nổi tiếng người Ả Rập Saudi, Jamal Khashoggi vào năm 2018 đã thu hút sự chú ý của toàn thế giới. Ông đã bị sát hại vào tháng 10 năm ngoái sau khi đến tổng lãnh sự quán Saudi ở Thổ Nhĩ Kỳ. Vụ án mạng đã gây ra một cuộc khủng hoảng ngoại giao giữa hai nước và làm dấy lên hàng loạt chỉ trích từ quốc tế.

Và tháng trước ở Anh, nhà báo Lyra McKee đã thiệt mạng trong khi đưa tin về một cuộc bạo loạn đang nổ ra đường phố Londonderry. Một nhóm bán quân sự bất đồng chính kiến Bắc Ireland đã thừa nhận thực hiện vụ sát hại nhà báo Lyra McKee.
Ở đâu nguy hiểm nhất?
Afghanistan vẫn là một trong những quốc gia nguy hiểm nhất đối với các nhà báo, với 16 nhà báo đã thiệt mạng vào năm ngoái.
9 nhà báo Afghanistan đã chết trong một sự cố ở thủ đô Kabul, sau khi họ đến địa điểm xảy ra vụ đánh bom để báo cáo về những gì đã xảy ra. Một kẻ đánh bom được cho đã cải trang thành một phóng viên kích nổ một thiết bị thứ cấp.
Và ở phía đông Afghanistan, phóng viên Ahmad Shah của BBC đã bị giết chết trong một trong chuỗi các vụ tấn công tại tỉnh Khost.

Năm ngoái, tại Hoa Kỳ, 5 phóng viên đã bị bắn chết trong một cuộc tấn công tại Toàn soạn Capital Gazette ở Maryland, hung thủ là một người đàn ông đã cố gắng kiện tờ báo này vài năm trước đó.
Tăng thời lượng báo cáo, chủ nghĩa dân túy, cũng như tham nhũng và tội ác hiện nay là những yếu tố quan trọng thúc đẩy sự gia tăng của các vụ tấn công và sát hại phóng viên, theo IFJ.
Họ “đóng góp vào một môi trường có nhiều nhà báo bị giết vì đưa tin về cộng đồng, thành phố và quốc gia của họ, hơn là để báo cáo trong các khu vực xung đột vũ trang”.

Hàng năm, vào đầu tháng 12 Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) sẽ chụp hình ảnh các nhà báo bị ngồi tù, bao gồm bất kỳ ai làm việc như một nhà báo, bị bỏ tù cho các hoạt động liên quan đến công việc của họ.
Các quốc gia có số lượng nhà báo bị cầm tù nhiều nhất năm 2018 bao gồm: Thổ Nhĩ Kỳ có 68 người, Trung Quốc bỏ tù 47 người, ở Ai Cập có 25 nhà báo ngồi tù, Ả Rập Saudi và Eritrea mỗi nước có 16 người.
Truyền thông và dân chủ
Liên Hợp Quốc năm nay nhấn mạnh vai trò quan trọng của tự do báo chí là dân chủ, đặc biệt là trong các cuộc bầu cử. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, ông Antonio Guterres, nói trong một tuyên bố, “nền dân chủ sẽ không được hoàn thiện nếu không có quyền truy cập vào thông tin minh bạch và đáng tin cậy”.
Courtney Radsch, Ủy ban Bảo vệ Nhà báo, cho biết những lời chống lại hùng biện báo chí đã trở thành bệnh chung ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Philippines và Hoa Kỳ. Cô tin rằng mạng truyền thông xã hội và internet đã thêm vào các vấn đề nhà báo phải đối mặt, “Quấy rối trực tuyến và các mối đe dọa thực sự của nó đối với các nhà báo, đặc biệt là phụ nữ, đã làm phức tạp môi trường vốn đầy thách thức,” cô nói.

Trong Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới năm nay, nhóm Phóng viên Không Biên giới (RSF) mô tả tình hình ở Mỹ là “có vấn đề”. Chưa bao giờ các nhà báo Mỹ phải chịu đựng quá nhiều mối đe dọa tử vong hoặc thường xuyên tìm đến các công ty an ninh tư nhân để được bảo vệ như lúc này.
Hoa Kỳ hiện đã tụt hạng về tự do báo chí trong năm nay, theo RSF, và có hai nền dân chủ lớn khác là Ấn Độ và Brazil. Nhưng vẫn có các quốc gia khác có điểm số tự do báo chí tồi tệ hơn, chẳng hạn như Venezuela, Nga và Trung Quốc – là những quốc gia có thứ hạng thụt lùi ngày càng xa.
Hương Thảo