Lời toà soạn: ‘Chiến sự Ukraine’ là loạt bài đưa ra phân tích, góc nhìn của các chuyên gia có uy tín; đồng thời cũng kèm theo những chia sẻ mang hơi hướng văn hoá, đời sống để quý độc giả có một cái nhìn khách quan, đa chiều về tình hình ở Ukraine.
- Loạt bài Chiến sự Ukraine
Ngày 12/3, Fox News đăng bài viết với nội dung nói về cuộc sống ở Mát-xcơ-va hiện nay qua lời kể của nhà báo có tên Kirill Martynov thường trú tại nơi đây.
Trong đó có một đoạn phóng viên Fox News hỏi Martynov rằng: có bao nhiêu người ủng hộ cuộc chiến ở Ukraine? Martynov trả lời rằng: ước tính có 25% người ủng hộ, 25% (dựa trên những gì anh cảm thấy) ủng hộ Putin. 25% khác thì đang sợ hãi, họ chỉ cúi gằm mặt và cố gắng chăm sóc gia đình của họ. Và chỉ có 25% thậm chí ít hơn là phản đối cuộc chiến này.

Số liệu này cho thấy những người phản đối chiến tranh là thiểu số, chưa đến 1/4. Các chuyên gia tin điều này, bởi vì xét cho cùng, ở Nga thiếu các nguồn tin độc lập. Nếu đưa ‘tin giả’ (tin không được lãnh đạo cho đưa) thì Duma (Quốc hội Nga) cho biết sẽ phạt 15 năm tù. Thêm vào đó, trong một thời dài người Nga luôn mong muốn xuất hiện một người đàn ông mạnh mẽ.
Nga là một quốc gia rất thú vị, đất nước này đã xuất hiện rất nhiều những nhân vật vĩ đại như: nhà thơ Pushkin, nhà văn kiêm nhà soạn kịch Gogol, nhà văn Dostoyevsky nổi tiếng với tác phẩm ‘Tội ác và Hình phạt’, nhà biên kịch kiêm đạo diễn Stanislavski v.v. họ đều là những người làm văn học nghệ thuật. Do đó ở một phương diện nào đó, Nga rất muốn xuất hiện một người đàn ông mạnh mẽ.
Trên thực tế, Nga là một quốc gia rất nhỏ trong lịch sử. Thời ấy, khi Đế quốc Mông Cổ tây chinh, từ thời Thành Cát Tư Hãn đến Oa Khoát Đài Hãn, Nga chỉ là một ‘công quốc’ (公國), chỉ là một phần rất nhỏ của thủ đô Mát-xcơ-va bây giờ.
Sau đó đến thời của Peter Đại đế và Catherine II mới mở rộng ‘phong cuồng’ (điên cuồng) lãnh thổ Nga, cộng thêm việc Trung Quốc cắt nhượng nhiều lãnh thổ cho Nga sau Chiến tranh Nha phiến năm 1840, điều này làm cho Nga trở thành một quốc gia khổng lồ.
Là một người am hiểu lịch sử, Giáo sư Chương Thiên Lượng đánh giá Nga đánh trận không tốt, ngoại trừ Peter Đại đế và Catherine II còn tương đối lợi hại, về sau này có rất ít tướng lĩnh nổi tiếng.
Khi Hoàng đế Pháp Napoleon hoặc Trùm phát xít Đức Hitler xâm lược Nga rồi bị đánh bại, sở dĩ 2 người đó thua không phải là do Nga đánh trận lợi hại, mà là do thời tiết hoặc lãnh thổ Nga quá rộng dễ dụ địch vào sâu. Nếu không phải như vậy, Nga không thể trụ nổi. Do đó Nga không phải là quốc gia ‘thiện chiến’ (chiến đấu giỏi) như những gì họ nói kiểu như ‘Hồng quân Liên Xô’, cuộc ‘chiến tranh vệ quốc’ v.v.
Trong thời gian dài, chính vì cách tuyên truyền như vậy đã tạo cho người Nga một cảm giác sai.
Hiện nay Nga có tranh chấp lãnh thổ phía bắc với Nhật Bản. Nhật Bản công khai nói rằng 4 hòn đảo phía bắc vốn là lãnh thổ của Nhật Bản. Nga rất cứng rắn nói rằng: nếu Nhật dám bay qua không phận của 4 hòn đảo phía bắc, thì Nga sẽ áp dụng những biện pháp cứng rắn.
Nhưng Giáo sư Chương nhận định, giả sử Nga thật sự gây chiến với Nhật Bản, thì Nga sẽ bị Nhật Bản bóp nghẹt, bởi vì trên trên thực tế sức chiến đấu của Nhật Bản rất mạnh, dù là kinh tế hay quân sự thì xứ Phù Tang thật sự rất hùng mạnh. Nếu Nga gây chiến với Nhật Bản sẽ lặp lại kết quả của Chiến tranh Nga – Nhật năm 1904: Nhật toàn thắng, Nga toàn bại và hầu như không có cách nào đánh trả.
Vì Nga không phải là quốc gia đặc biệt hùng mạnh trong lịch sử, nên họ luôn khao khát xuất hiện một người đàn ông mạnh mẽ.
Khi Putin lên nắm quyền đã nói một câu như thế này: ‘Hãy cho tôi 20 năm, tôi sẽ đưa lại một nước Nga hùng mạnh’. Rất nhiều người tin tưởng Putin vì ông thể hiện mình là một người ‘đàn ông mạnh mẽ’.
Vì trước đây Putin làm ở KGB (cơ quan mật vụ của Liên Xô cũ) nên giỏi nhiều thứ. Ông thường thể hiện một hình ảnh rất mạnh mẽ và bắt mắt như cởi trần cơ bắp cưỡi ngựa, thi đấu Judo, bơi lội, thậm chí là đua xe F1 với tốc độ lên đến 200 km/h v.v. làm cho không chỉ người Nga mà cả người dân thế giới đều thích thú, sùng bái Putin, cho rằng ông ấy thật lợi hại.
Vì thế người Nga đã dung thứ cho Putin liên tục khai thác các sơ hở trong Hiến pháp, tái đắc cử và phục vụ trong hơn 20 năm.
Dù Putin lãnh đạo hơn 20 năm, nhưng kinh tế Nga phát triển lại không liên quan đến khả năng lãnh đạo Putin.
Nguyên nhân chủ yếu chính là từ sau năm 2000, kinh tế thế giới bắt đầu khởi sắc. Đồng thời năm 2001, Trung Quốc gia nhập WTO, sau đó đã khiến một lượng lớn ngành sản xuất chuyển đến Đại lục.
Vì Trung Quốc là một thị trường to lớn và cơ sở sản xuất khổng lồ, đã khiến cho ngành công nghiệp sản xuất toàn trên thế giới hưng khởi hẳn lên. Mà công nghiệp sản xuất phát triển lại dựa vào nguyên liệu thô và năng lượng, đây là cơ hội tốt cho Nga vì nước này là ‘đại quốc’ có nguồn tài nguyên vô cùng lớn: một trong những quốc gia có trữ lượng dầu mỏ nhất thế giới, trữ lượng than đứng thứ hai, chiếm 40% trữ lượng khí thiên nhiên v.v. Vì vậy trong quá trình này Nga vô tình được lợi ích, dựa vào bán tài nguyên mà ‘phát đại tài’.
Trên thực tế về phương diện này Nga giống Ả-rập Xê-út, Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất UAE, bởi vì ngành công nghiệp của Nga rất tệ.
Việc Nga giàu lên sau năm 2000 do buôn bán tài nguyên làm người Nga rất tự hào, họ hy vọng Putin có thể khôi phục lại vinh quang nước Nga. Đây là tâm thái hiện nay của người dân Nga.
Nhưng nếu Nga thất bại trong cuộc chiến ở Ukraine, thì sẽ là đòn xung kích lớn vào tâm lý của người dân nơi đây, đồng thời hình ảnh mạnh mẽ của Putin khả năng cao sẽ sụp đổ.
Mạn Vũ
(Tham khảo Chính luận thiên hạ đăng ngày 14/3 của Giáo sư Chương Thiên Lượng)