Mặc dù thị trường lạc quan về triển vọng trong năm nay và mức lạm phát cao dường như đang dần đi xuống, nhưng nền kinh tế Mỹ vẫn chưa thoát khỏi khó khăn. Gần đây, các chuyên gia tài chính chỉ ra rằng “có dấu hiệu cho thấy giá cả tăng vọt sẽ mang đến một đại dịch thứ hai cho thế giới”.
Trong một lưu ý cho khách hàng vào tuần trước, ông Ben Emons, nhà quản lý danh mục đầu tư cấp cao tại công ty đầu tư NewEdge Wealth, đã trích dẫn dữ liệu lạm phát nhìn chung cao hơn dự kiến ở các quốc gia trên thế giới. Bao gồm cả ở Tây Ban Nha, tỉ lệ phạm phát bất ngờ tăng vọt sau 5 tháng giá cả tăng chậm lại. Ngoài ra, giá tiêu dùng ở Úc, Nhật Bản và Ý cũng đang tăng lên.
Ông Ben Emons cho rằng, nghiên cứu do Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ công bố vào tháng 1 cho thấy tốc độ lạm phát trên toàn thế giới đã trở nên nhất quán hơn, điều này được thúc đẩy bởi nhiều yếu tố giống nhau, bao gồm nhà ở, năng lượng và giao thông vận tải. Vì vậy, nếu lạm phát tăng vọt ở các quốc gia phát triển khác, có thể Mỹ sẽ theo sau.
Ông Emons nói trong một cuộc phỏng vấn với Fox News: “Xem ra, Lạm phát không đi vào trạng thái nghỉ ngơi, có vẻ như nó đang ở mức cao và có thể sẽ còn cao hơn nữa”.
Trong đó, việc Trung Quốc mở cửa trở lại là một trong những động lực chính ảnh hưởng đến giá cả. Mặc dù việc mở cửa đã giúp giảm bớt áp lực lên chuỗi cung ứng, nhưng nó cũng đe dọa tăng giá toàn cầu đối với nhiên liệu, kim loại công nghiệp và thực phẩm, vì Trung Quốc là một trong những người tiêu dùng lớn nhất thế giới.
Ông Thomas Helbling, Phó Giám đốc Vụ Châu Á-Thái Bình Dương của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), ngày 3/2 chỉ ra rằng sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc có thể tác động nhất định đến giá cả hàng hóa toàn cầu, trong đó giá năng lượng có thể là lĩnh vực bị ảnh hưởng nhiều nhất.
Mặc dù lạm phát của Hoa Kỳ đã giảm từ mức cao nhất 9,1% vào tháng 6 năm ngoái, nhưng vẫn có những dấu hiệu về áp lực giá cơ bản trong nền kinh tế. Ví dụ, giá xăng tăng 26 cent so với một tháng trước đó.
Tuy nhiên, chỉ số lạm phát cơ bản (PPI), loại trừ giá lương thực và năng lượng dễ biến động, còn lại các mặt hàng khác vẫn ở mức cao. Bộ Lao động Hoa Kỳ đã báo cáo vào ngày 3 tháng 2 rằng họ đã tạo thêm 517.000 việc làm đáng ngạc nhiên trong tháng Giêng. Ngoài ra, tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 3,4%, mức thấp nhất trong nửa thế kỷ.
Trong khi hầu hết các nhà kinh tế dự đoán suy thoái kinh tế sắp xảy ra, báo cáo việc làm mới bổ sung thêm khả năng phục hồi của thị trường lao động: tỷ lệ thất nghiệp thấp, các doanh nghiệp sa thải tương đối ít công nhân và có nhiều cơ hội việc làm.
Xu hướng này có vẻ tốt cho người lao động, nhưng nhu cầu lao động ổn định từ người sử dụng lao động cũng sẽ thúc đẩy tăng lương, đồng thời thúc đẩy lạm phát cao.
Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) đã chống lại việc cắt giảm lãi suất bằng các đợt tăng mạnh nhất kể từ những năm 1980, nâng lãi suất quỹ liên bang tám lần liên tiếp từ mức gần bằng 0 vào tháng 3 năm 2022 lên mức hiện tại là 4,5% đến 4,75%. Tuy nhiên, theo sự thừa nhận của chính Chủ tịch Fed – Jerome Powell, thị trường lao động đang “cực kỳ căng thẳng” và có thể “mất cân bằng”.