Đã hơn ba năm kể từ khi đại dịch Covid – 19 bùng phát ở Vũ Hán, Trung Quốc. Sự không chắc chắn về tương lai và nỗi sợ tiêu dùng đã trở thành tâm lý chính của hầu hết người dân Trung Quốc. Các công ty tư nhân đang gặp khó khăn và thậm chí bị phá sản, do mức độ chi tiêu của người tiêu dùng giảm do dịch bệnh.
Trương Đàm (bút danh), một cư dân Bắc Kinh nói với Sound of Hope rằng, chính sách Zero Covid của chính phủ đã được thực hiện trong ba năm, và mọi người đều bị nhốt trong nhà, người lớn không thể đi làm, trẻ em không thể đến trường, và nhiều gia đình đã phải dựa vào tiền tiết kiệm trước đó để duy trì cuộc sống. Vào tháng 5 và tháng 6 năm 2022, Bệnh viện Đại học Bắc Kinh, vốn là bệnh viện thịnh vượng và có lợi nhuận cao nhất ở Bắc Kinh đã thua lỗ, sau đó là tới lượt nhiều bệnh viện khác.
Sau khi ĐCSTQ hủy bỏ chính sách chống dịch nghiêm ngặt, việc tiêu thụ hàng hóa mà chính phủ mong đợi đã không xảy ra. Các trung tâm mua sắm, nhà hàng và đường phố vẫn vắng tanh. Sound of Hope đã đưa ra nhận định rằng, đợt bùng phát đại dịch do biến thể Covid – 19 mới vào tháng 12 năm 2022 đã khiến hai ngành kiếm được rất nhiều lợi nhuận, một là ngành khám chữa bệnh, và hai là ngành tang lễ.
Trương Đàm nói rằng: “Các bệnh viện bây giờ thực sự rất tàn nhẫn. Tôi đi mua thuốc theo đơn, loại thuốc dành cho người nhiễm Covid không có triệu chứng. Họ không kê đúng loại thuốc mà tôi cần. Họ đưa thuốc cho tôi, tôi nhấp một ngụm thì không ngửi được. Tôi không uống được nên đã đổ thuốc đi, tôi nghĩ: Uống vào thì thận với gan có thể bị tổn hại. Tôi không dám uống. Bệnh viện này có thể trở nên giàu có nhờ việc bán thuốc. Ở đâu cũng thấy lừa dối nhau. Đều là những nơi con người đã mất đi lương tâm.”
Hiện tại số người chết vì dịch bệnh đã tăng lên ở nhiều nơi của Trung Quốc, và có những hàng dài người xếp hàng tại các lò hỏa táng. Việc vận chuyển thi thể đến việc hỏa táng tiêu tốn tới hàng chục nghìn nhân dân tệ (hàng ngàn USD).
Theo dữ liệu chính thức do ĐCSTQ công bố vào tháng 11/2022, tổng doanh số bán lẻ hàng tiêu dùng trong tháng 11 đã giảm 5,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Chỉ số quản lý mua hàng sản xuất (PMI) tháng 12 năm 2022 do Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố là 47. Đây là mức thấp mới kể từ tháng 3 năm 2020. Chỉ số quản lý mua hàng (PMI) sản xuất do tờ Caixin Trung Quốc công bố cho tháng 12 năm 2022 vào ngày 3 tháng 1 là 49, đây cũng là mức thấp nhất trong ba tháng.
Trịnh Húc (bút danh), một chủ doanh nghiệp tư nhân ở các thành phố cấp ba và cấp bốn của Trung Quốc, cho biết hiện có quá nhiều doanh nghiệp tư nhân đã phải đóng cửa, theo Sound Of Hope.
Theo số liệu kinh tế tháng 11 do Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc công bố ngày 15/12/2022, từ tháng 1 đến tháng 11/2022, tỷ lệ thất nghiệp được khảo sát của lực lượng lao động trong độ tuổi 16 – 24 là 17,1%. Vào tháng 7, khi sinh viên đại học tốt nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động từ 16 – 24 tuổi được khảo sát lên tới 19,9%, tức là cứ năm thanh niên thì có một người thất nghiệp. Con số thực tế có thể cao hơn, ít nhất 200 triệu người lao động tự do chưa được chính phủ Trung Quốc đưa vào danh sách thất nghiệp.Trịnh Dục Hoàng, giáo sư tại Đại học Thanh Hoa, cho biết trong một video rằng: Tính đến cuối tháng 6 năm 2022, có tổng cộng 460.000 doanh nghiệp ở Trung Quốc đã phá sản, và 3,1 triệu doanh nghiệp tư nhân phải đóng cửa. Vào tháng Tư cùng năm, thanh lý doanh nghiệp quốc gia đã tăng hơn 23% so với cùng kỳ năm ngoái.
Có thể bạn quan tâm: