Người Hồng Kông đã tham gia một cuộc tuần hành với một số lượng kỷ lục vào Chủ nhật (16/6) nhằm yêu cầu quan chức hàng đầu của lãnh thổ, Trưởng đặc khu Hồng Kông Carrie Lam (Lâm Trịnh Nguyệt Nga) phải từ chức.

Các nhà tổ chức cuộc tuần hành hôm Chủ nhật cho biết, có tới 2 triệu người tham gia cuộc biểu tình chống dự luật dẫn độ tại thành phố có dân số hơn 7 triệu người. Bà Lâm đã “xin lỗi chân thành” từng người dân nhưng không chấp nhận từ chức.

Chris Horton của Nikkei bình luận, bà Lâm có thể không có lựa chọn nào khác, nếu Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình quyết định rằng đã đến lúc bà phải ra đi – một tình huống “có khả năng”, bởi sự hỗn loạn về dự luật dẫn độ – đã trở thành một vấn đề ngoại giao đau đầu – liên quan đến Hoa Kỳ, Đài Loan và ông Tập Cận Bình.

Tuần biểu tình của người Hồng Kông đã thu hút sự quan tâm của truyền thông thế giới, các trang nhất của những tờ báo lớn đã đăng tải những bức ảnh và những câu chuyện kịch tính từ sự bất tuân dân sự ở Hồng Kông, và chính sách bạo lực của chính quyền. Cảnh sát thành phố đã sử dụng đạn cao su, hơi cay, thậm chí là súng bắn hơi cay hôm 12/6.

Cảnh sát bắn hơi cay trong cuộc biểu tình chống lại dự luật dẫn độ tại Hồng Kông vào ngày 12/6. (Ảnh: Reuters)

Diễn biến diễn ra vào thời điểm khi ông Tập đang đau đầu đối phó với cuộc chiến thương mại và công nghệ đau đớn với Hoa Kỳ, trong khi đó giá tiêu dùng ở đại lục tăng – một phần do sự bùng phát của dịch cúm heo châu Phi trên toàn quốc.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo nói với các phóng viên hôm Chủ nhật, có khả năng Tổng thống Trump sẽ nêu vấn đề Hồng Kông với ông Tập Cận Bình ở thượng đỉnh G-20, Osaka, Nhật Bản, cuối tháng này.

Việc bà Lâm xử lý dự luật dẫn độ cũng đã phá hủy cách tiếp cận của ông Tập đối với Đài Loan, nơi mà Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tuyên bố sẽ đưa nó về dưới sự kiểm soát của mình thậm chí phải bằng vũ lực.

Trong một bài phát biểu vào 1/2019, ông Tập nói, Đài Loan “phải và sẽ” thống nhất với Trung Quốc, theo một thỏa thuận tương tự như những gì Bắc Kinh có với Hồng Kông.

videoinfo__video3.dkn.tv||96ee2de6b__

Ad will display in 09 seconds

Đài Loan sẽ tổ chức cuộc bầu cử tổng thống tiếp theo vào tháng Một năm sau. Mới chỉ một tuần trước khi xảy ra biểu tình Hồng Kông, Tổng thống Thái Anh Văn đang phải đối đầu với đối thủ trong chính đảng Dân tiến của bà, và triển vọng đối mặt với một ứng viên mạnh từ đảng đối lập thân Bắc Kinh là Quốc Dân đảng (Kuomintang). Tuy nhiên, tin tức về cuộc biểu tình Hồng Kông đã giúp bà Thái có thêm lợi thế, bà đã thắng đề cử ứng viên tổng thống cho cuộc tranh cử 2020 với vấn đề trọng điểm là “chủ quyền của Đài Loan” hơn là nền kinh tế. 

Theo Chris Horton, bên cạnh cuộc biểu tình thúc đẩy cơ hội tái tranh cử của bà Thái, điều có khả năng khiến ông Tập càng bực mình hơn với bà Lâm là tình bạn và sự chia sẻ ý thức đấu tranh giữa Đài Loan và Hồng Kông đã tăng theo từng ngày.

Hôm Chủ nhật (16/6), hàng ngàn người Đài Loan đã biểu tình bày tỏ đoàn kết với người Hồng Kông ở Đài Bắc. Một cuộc biểu tình lớn như vậy nhằm ủng hộ người Hồng Kông ở lãnh thổ sẽ rất khó xảy ra chỉ vài tuần trước.

Bắc Kinh đã tiếp tục hỗ trợ chính phủ Hồng Kông và bà Lâm. Tờ báo phát ngôn của ĐCSTQ, Nhân dân Nhật báo đã đưa ra một câu chuyện vào sáng thứ Hai nói rằng: “Chính quyền trung ương kiên quyết ủng hộ Trưởng đặc khu và chính phủ Hồng Kông theo quy định của pháp luật”, bài báo còn bày tỏ phản đối với bất kỳ “thế lực bên ngoài nào can thiệp vào các vấn đề Hồng Kông và chính trị trong nước của Trung Quốc” – điều chính phủ Trung Quốc thường nói khi có các sự cố tương tự xảy ra.

Người Hồng Kông: Chúng tôi biết rõ chính phủ 

Trong khuôn khổ “một quốc gia, hai chế độ”, Hồng Kông được hứa rằng họ có quyền tự chủ cao trong điều hành lãnh thổ sau khi được Anh trao lại cho Trung Quốc và trở thành một đặc khu hành chính vào năm 1997.

“Kể từ khi bàn giao, chúng tôi đã dần mất quyền tự chủ”, Denise Ho, một nhà hoạt động xã hội và một nhạc sĩ nổi tiếng địa phương, nói, “Chúng tôi không thể chấp nhận Hồng Kông trở thành một thành phố khác của Trung Quốc”.

Denise Ho nói rằng, dự luật dẫn độ là mồi rơm cuối cùng cho Hồng Kông. Nhiều người lo ngại rằng dự luật dẫn độ được thông qua sẽ dấy lên nỗi ám ảnh về những vụ mất tích “có động cơ chính trị hoặc kinh tế” của bất kỳ nhà hoạt động, nhà báo hoặc doanh nhân nào mà Bắc Kinh đưa vào tầm ngắm – cả cư dân lẫn du khách.

“Chúng tôi biết rõ chính phủ này”, Ken Tsang, một nhà hoạt động nổi tiếng từ Phong trào Dù vàng yêu cầu quyền bầu cử phổ quát cho người Hồng Kông. Công dân của thành phố chỉ có thể bỏ phiếu cho một nửa của cơ quan lập pháp, và không thể đề cử hoặc bầu cử trưởng đặc khu.

“Đó chỉ là một lời nói dối. Họ sẽ không thực sự ngăn chặn dự luật”, Tsang nói về sự tạm hoãn của bà Lâm, “Có lẽ họ sẽ đợi đến tháng 9 để phiên họp lập pháp mới bắt đầu, và sau đó họ sẽ mang nó ra một lần nữa”.

Thành Minh