Tóm tắt bài viết

  • Các học viên Pháp Luân Công ở Úc nói với ABC News cuộc đàn áp đang diễn ra ở Trung Quốc đã cướp đi 3.000 mạng sống.
  • Nhà cựu ngoại giao Trung Quốc ở Úc cho biết ông từng được giao nhiệm vụ theo dõi các học viên Pháp Luân Công.

Hãng Truyền thông Quốc gia Australia (ABC) gần đây đã phỏng vấn những người trải qua sự thống khổ ở Trung Quốc chỉ vì là học viên của môn khí công được tự do tập luyện tại nước Úc: Pháp Luân Công.

Gần 2 thập kỷ đã trôi qua kể từ khi bị Bắc Kinh mở chiến dịch đàn áp đẫm máu ở Trung Quốc, những người tin vào nguyên lý đạo đức Chân – Thiện – Nhẫn thậm chí vẫn đối mặt với áp lực dù đã ra nước ngoài, theo báo cáo ngày 20/4 của ABC.

Đàn áp Pháp Luân Công ở trung quốc

Pháp Luân Công, hay Pháp Luân Đại Pháp, bị cấm đoán và bức hại ở Trung Quốc từ năm 1999 đến nay. Đây là một môn khí công ôn hòa với những bài tập chậm rãi kết hợp với triết lý thâm sâu về vũ trụ, nhân sinh, rất phổ biến tại Trung Quốc trong thập niên 1990. Các học viên mô tả môn tập này như một hình thức để nâng cao sức khỏe và tâm tính, chứ không phải là tôn giáo.

Các học viên Pháp Luân Công Australia
Các học viên Pháp Luân Công Australia (Ảnh: http://falunau.org/)

Bà Yin Li, 53 tuổi, là một trong hàng chục người ở Trung Quốc cảm thấy thu hút trước sức mạnh làm sạch tâm hồn và nâng cao sức khỏe của Pháp Luân Công.

Tìm hiểu : Pháp Luân Công ở Việt Nam

Video: Người dân thế giới chia sẻ về lợi ích của Pháp Luân Công

Đến từ tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc), bà Li nói với ABC rằng lần đầu tiên bà nghe đến Pháp Luân Công là vào năm 1998. Và chỉ sau 1 tháng tập luyện, bà tuyên bố đã được khỏi tất cả các bệnh mãn tính từ chứng mất ngủ đến đau nửa đầu.

Vào tháng 4/1999, khoảng 10.000 học viên Pháp Luân Công đã tổ chức một cuộc thỉnh nguyện ôn hòa ở Bắc Kinh để đề nghị chính quyền thả tự do cho các học viên ở thành phố Thiên Tân bị bắt giữ phi pháp và bày tỏ mong muốn có được môi trường tập luyện an toàn.

Giang Trạch Dân bôi nhọ Pháp Luân Công

Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Giang Trạch Dân nhân cơ hội này đã lấy cớ đàn áp Pháp Luân Công, do ông Giang cảm thấy hình ảnh cá nhân của ông ta bị lu mờ vì môn tập thu hút 70-100 triệu học viên, vượt quá số lượng Đảng viên đương thời.

Bà Li là một trong số các học viên đến Bắc Kinh vào tháng 10/1999 để lên tiếng minh oan cho những cáo buộc mà chính quyền Giang Trạch Dân tuyên truyền nhằm bôi nhọ Pháp Luân Công. 

‘Trung tâm tẩy não’ buộc từ bỏ Pháp Luân Công

Bà Li nói với ABC rằng bà đã bị cảnh sát Trung Quốc nhận định là người lãnh đạo cuộc thỉnh nguyện, nên tra tấn và sách nhiễu bà liên tục trong 17 năm.

“Một lần vào năm 2000, tôi bị cảnh sát giam giữ vì đã gặp gỡ những học viên khác. Đến lúc được thả về, tôi thấy cửa ra vào và các cửa sổ ở cửa hàng văn phòng phẩm của tôi bị phủ đầy phân”, bà Li kể.

Bà cho biết thêm một vài tháng sau đó cảnh sát địa phương đã đập vỡ cửa sổ phía trước cửa hàng của bà và đổ xăng qua đó.

“Họ còn tồi tệ hơn nhiều so với những tên côn đồ, nhưng đó chính là cảnh sát Trung Quốc”, bà Li nói với ABC.

Li Yin, học viên Pháp Luân Công xin tị nạn ở ÚC
Bà Li Yin xin tị nạn ở Úc từ năm 2016 (Ảnh: ABC)

Từ năm 1999 đến năm 2016, bà Li cho biết cảnh sát giam giữ bà 6 lần, khám nhà bà 2 lần, và bà bị chuyển đến các “trung tâm tẩy não”, nơi bà bị buộc phải từ bỏ môn tập của mình.

“Tôi đã được ban phước. Không giống như nhiều học viên Pháp Luân Công khác ở Trung Quốc, tôi bị cảnh sát đánh đập vài lần, nhưng chưa bị bỏ tù lần nào”, bà Li nói.

Mổ cướp nội tạng – chuyện kinh dị có thật

ABC News cho biết theo các học viên Pháp Luân Công, cuộc đàn áp đang diễn ra đã dẫn đến việc bỏ tù hàng chục ngàn học viên, và lấy đi mạng sống của khoảng 3.000 người, nhưng sự khủng khiếp không dừng lại ở đó.

Năm 2006, một báo cáo gây tranh cãi của Canada lần đầu tiên thu hút sự chú ý của thế giới đến một cáo buộc khủng khiếp: Chính phủ Trung Quốc đang bí mật thu hoạch nội tạng của những người theo tập Pháp Luân Công.

Báo cáo cho biết Bắc Kinh đã tiến hành từ 60.000-100.000 ca cấy ghép tạng mỗi năm, cao gấp 6 lần con số công bố chính thức của nhà nước với khoảng 10.000 ca. Điều này có nghĩa có những nguồn tạng không được công bố ở Trung Quốc, mà lớn nhất là từ tù nhân Pháp Luân Công.

Một trong những tác giả của báo cáo ban đầu, David Matas, một luật sư nhân quyền nổi tiếng, nói với ABC “có bằng chứng mới mỗi ngày“.

David Kilgour, Các nhà điều tra được đề cử giải Nobel Hòa bình cho nỗ lực phơi bày hoạt động thu hoạch nội tạng của chính quyền Trung Quốc.
Các nhà điều tra được đề cử giải Nobel Hòa bình cho nỗ lực phơi bày hoạt động thu hoạch nội tạng của chính quyền Trung Quốc. Từ trái qua phải: Cựu Quốc vụ khanh Canada David Kilgour, luật sư nhân quyền David Matas và nhà báo điều tra Ethan Gutmann. (Ảnh: ĐKN)

Thông tin sự thật Pháp Luân công bị che đậy

Ông Benjamin Penny, một giáo sư tại Đại học Quốc gia Úc, nói với ABC do những chính sách bưng bít và bẻ cong thông tin của Bắc Kinh, “không có cách nào họ [học viên Pháp Luân Công] có thể chứng minh những cáo buộc của mình… trừ khi Chính phủ Trung Quốc một ngày nào đó cho phép tiếp cận tất cả thông tin”.

Các nạn nhân Pháp Luân Công và người thân biểu tình ôn hòa trước lãnh sự quán
Các nạn nhân Pháp Luân Công và người thân biểu tình trước Lãnh sự quán Trung Quốc ở Sydney. (Ảnh: Milan Scepanovic/AAP)

Baf Wendy Roger, một Giáo sư về đạo đức lâm sàng tại Đại học Macquarie, cho biết có những bằng chứng đáng tin cậy rằng các tù nhân lương tâm Trung Quốc bị sát hại theo yêu cầu cho nội tạng của họ.

“Cuộc chiến tuyên truyền của chính phủ Trung Quốc nhằm phủ nhận hoạt động thu hoạch nội tạng đã thành công”, bà nói với ABC. “Điều này tạo ra một thách thức cho giao tiếp bởi vì nhiều chuyên gia cấy ghép, các quan chức chính phủ, và các nhà báo v.v. bắt đầu với quan điểm [rằng tuyên truyền của Trung Quốc là đúng]”.

Trung Quốc rải gián điệp khắp nơi

Bà Li nói mình rất biết ơn khi được sống ở Úc và không còn phải lo sợ việc bị mổ cướp nội tạng. Tuy nhiên, bà cho biết ngay cả khi đã ở Úc, bà vẫn có thể cảm thấy sức mạnh sâu rộng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

“Có những người khả nghi đã chụp hình tôi khi tôi vận động cho Pháp Luân Công trên đường phố”, bà nói.

thu hoạch nội tạng Học viên Pháp Luân Công là tội ác có thật
Học viên Pháp Luân Công An Yuan cho biết bà đã trải qua các cuộc kiểm tra y tế cho mục đích thu hoạch nội tạng trong một nhà tù Trung Quốc. (Ảnh: ABC News/Vicky Xiuzhong Xu)

Phóng viên ABC News đã tìm được bà Li thông qua các học việc khác, những người đang vận động tại Melbourne CBD hồi giữa tháng 4. Lúc đầu, bà Li còn tưởng các phóng viên ABC là gián điệp của chính phủ Trung Quốc.

“Hiện nay có rất nhiều gián điệp”, một học viên 63 tuổi đến từ tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc, người tự gọi mình là “Lanxin” đã nói với ABC News.

Ông Chen Yonglin, từng là một nhà ngoại giao Trung Quốc tại Sydney, nhưng đã đào thoát năm 2005, cho biết một trong những nhiệm vụ của ông tại lãnh sự quán Trung Quốc ở Sydney trước đây là theo dõi hoạt động của các học viên Pháp Luân Công tại Úc.

Cựu quan chức tiết lộ sự thật

Chen người từng được giao nhiệm vụ theo dõi người tập Pháp Luân Công ở Sydney
Ông Chen, cựu quan chức ngoại giao Trung Quốc, nói với ABC News ông từng được giao nhiệm vụ theo dõi người tập Pháp Luân Công ở Sydney. (Ảnh: ABC)

Ông Chen nói ông được yêu cầu theo dõi các học viên Pháp Luân Công và đưa tên họ vào một danh sách được các nhà chức trách Trung Quốc sử dụng để theo dõi và gây áp lực lên gia đình các học viên ở Trung Quốc.

“Một trong những giáo lý quan trọng nhất của Pháp Luân Công là trung thực [Chân] – vì vậy khi một học viên bị ép trả lời liệu họ có tập Pháp Luân Công hay không, dù biết rằng nếu thừa nhận sẽ bị buộc tội nhưng người đó vẫn nói ‘có’ hoặc chỉ giữ im lặng”, ông Chen nói.

Ông Chen cho biết công việc của ông cũng bao gồm trò chuyện với các học viên lâu năm và thuyết phục họ từ bỏ niềm tin Pháp Luân Công của họ.

Pháp Luân Công là tốt

“Rõ ràng nhiều học viên chỉ là những thường dân. Họ không đáng để bị liệt vào danh sách đen hoặc bị trừng phạt vì niềm tin của họ, cũng như gia đình họ”, ông Chen nói.

Chính phủ Úc đã cấp cơ chế tị nạn cho nhiều học viên Pháp Luân Công đến từ Trung Quốc.

Ưu Đàm

Video: Bí mật nguồn tiền phi pháp của chính quyền Trung Quốc