Dương Phàm (杨帆), giáo sư tại Đại học Khoa học Chính trị và Pháp Luật Trung Quốc, là một người phe cánh tả nổi tiếng trung thành với ĐCSTQ. Ông đã ủng hộ việc tấn công Đài Loan càng sớm càng tốt trên nền tảng Weibo, nói rằng tiếng nói thống nhất của dư luận là “chiến đấu”. Thật bất ngờ, phần bình luận của hai bài đăng gần đây đã bị đảo ngược, nhiều cư dân mạng Trung Quốc phàn nàn, họ để lại những bình luận như: “Được rồi, hãy để cả gia đình ông làm bộ binh tiền tuyến trước”; “Tôi thực sự khuyên giáo sư nên cho con mình nhập ngũ để phục vụ cho quê hương”; người khác nói “Con cháu ông ra chiến trường trước đi!”.
Dương Phàm đã nhấn mạnh trên Weibo vào ngày 30 tháng trước rằng việc thống nhất Đài Loan là vấn đề nội bộ, không phải là cuộc chiến giữa các quốc gia và bản chất của nó khác với cuộc chiến Nga-Ukraine. Ông cho rằng tiền đề của ý tưởng “không chiến đấu” là cố gắng thống nhất hòa bình, nhưng bây giờ nó không còn ý nghĩa gì nữa. Ông viết: “Đài Loan sẽ tiếp tục đưa ra những khái niệm mơ hồ để kích thích chúng ta hành động trước. Chúng ta không cần đợi chờ… năm 2025 đến 2028 là khả năng xảy ra chiến tranh thống nhất cao nhất. Năm 2028 là kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Quân đội Giải phóng Nhân dân”.
Dương Phàm chỉ ra rằng “nếu chúng ta thực sự muốn đạt được sự thống nhất, không cần phải luôn nói ‘chưa sẵn sàng’, hay thậm chí đợi đến năm 2030 khi tổng thể kinh tế và công nghệ cao của Trung Quốc vượt qua Hoa Kỳ.
Ngay sau khi bài đăng được đăng tải, nhiều cư dân mạng Weibo đã phàn nàn: “Đánh nhau thì ai trong nhà ông sẽ ra chiến trường vậy?”, “Mời ông dạy con cái trước, đừng múa mép khua môi”; “Xin hỏi mục đích thống nhất bằng mọi cách là có ý nghĩa gì vậy?”; “Mọi người, hãy ghi lại điều này nhé, nếu thực sự đánh nhau, hãy để những người này đi trước!”; Người khác chỉ ra điểm bất cập: “Nếu thống nhất là việc nội bộ, thì không thể sử dụng quân đội. Quân đội chẳng phải là để bảo vệ an ninh quốc gia trước quốc gia khác sao?”
Một số cư dân mạng chế giễu: “Thấy người Đài Loan sống tốt như vậy, tôi cũng nghiến răng nghiến lợi muốn thống nhất với họ, tổ quốc phải được thống nhất”; “Tôi luôn bị ám ảnh, tại sao phía đối diện lại sống tốt như thế này?”. Người khác lại mỉa mai bằng câu chuyện gia đình: “Mấy hôm trước về quê ăn tết, tôi không hiểu nổi em mình. Nhà em ít người mà giàu, còn nhà tôi nghèo mà đông người. Nói với em rằng hai nhà chúng ta năm nay nếu không hợp nhất, đừng trách ta dùng vũ lực!”
Trong khi đó cư dân mạng Đài Loan đã rất ngạc nhiên nói: “Hóa ra tôi có thể thấy nhiều phát biểu cảm thông như vậy mà không cần mở bình luận có chọn lọc. Tôi cảm thấy rất ấm lòng. Cảm ơn mọi người. Tôi hy vọng người dân hai bờ eo biển có thể sống hạnh phúc”.
Về vấn đề này, một cư dân mạng đại lục phản hồi: “Có rất ít người la hét đánh giết, nhưng giọng của họ tương đối lớn. Bất kể là người đại lục hay Đài Loan, người bình thường không muốn chiến tranh, và không ai muốn chết cho các chính trị gia cả”.
Tuy nhiên, vào ngày mùng 3, Dương Phàm vẫn đưa ra một bài báo ủng hộ một lần nữa, nói rằng “nếu Quốc dân đảng không nói về thống nhất hòa bình sau cuộc bầu cử năm 2024, ĐCSTQ nên thực hiện một cuộc phong tỏa quân sự, quốc tế không cần lo lắng… Dư luận nhất trí là đánh, chỉ còn chờ xem cấp trên quyết định.”
Ngay khi bài báo hai được đăng, phần bình luận lại bị tấn công dồn dập nhiều cư dân mạng đại lục chỉ trích rằng “Người không phải ra chiến trường mà nói chiến tranh cũng dễ! Thật là trơ trẽn”, “Với tầm tri thức như vậy thì đừng tự xưng là giáo sư, xấu hổ”, “Tôi không muốn thành tựu 40 năm cải cách mở cửa bị chiến tranh tàn phá”, “Đài Loan đang làm tốt và người dân đang sống tốt. Tại sao chúng ta không để họ sống ổn định, tại sao lại kéo họ vào cuộc chiến?”
Có người thẳng thắn nói: “Nếu các ông thua, kết quả ai gánh? Quay về thời đại đói khổ? Ông có thể không quan tâm, có thể con cháu ông đã ra nước ngoài sinh sống rồi. Nhưng đây là quê hương vĩnh cửu của người dân chúng tôi. Điều cần thiết là đất nước phải có trí tuệ lớn để giải quyết nó, thay vì kêu gọi chiến tranh mỗi ngày. Nga sở hữu vũ khí hạt nhân mạnh nhất thế giới. Sức mạnh quân sự của nước này được cho là lớn thứ hai trên thế giới và lãnh thổ của nước này cũng lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, người dân Nga cũng không tránh khỏi sự tàn phá của chiến tranh. Họ là được gửi đến chiến trường theo đợt. Đám mây chiến tranh hạt nhân đang treo lơ lửng trên thế giới. Cho dù một quốc gia có chiến thắng bao nhiêu cuộc chiến, tốt hơn hết là không có chiến tranh.”
Có thể bạn quan tâm: