Một quan chức cấp cao của Cộng hòa Liên bang Đức mới đây đã lên án mạnh mẽ những vi phạm nhân quyền của chính phủ Trung Quốc đối với một môn khí công được nhiều người theo tập ở Đức và các quốc gia trên thế giới.
Vào ngày 20 tháng 7, đánh dấu 20 năm phát động cuộc đàn áp môn thực hành tâm linh Pháp Luân Công tại Trung Quốc, bà Bärbel Kofler, Ủy viên Chính phủ Liên bang về Chính sách Nhân quyền và Viện trợ Nhân đạo tại Văn phòng Ngoại giao Liên bang Đức, đã lên án chính quyền Trung Quốc đàn áp những người có đức tin.

“Trong 20 năm qua, chính phủ Trung Quốc đã thực hiện các biện pháp khắc nghiệt nhất trong việc đối xử với Pháp Luân Công”, bà Kofler nói trong một tuyên bố. “Vào dịp kỷ niệm 20 năm kể từ khi bắt đầu chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công, tôi rất lo lắng về tình trạng vẫn còn bấp bênh của các học viên”.


Năm 1999, chính quyền Trung Quốc đã cấm người dân tập luyện Pháp Luân Công, một môn thiền định cổ truyền thuộc trường phái Phật gia. Vào thời điểm đó, theo ước tính chính thức, có từ 70 triệu đến 100 triệu người đang luyện tập Pháp Luân Công.
Kể từ đó, những người kiên định giữ vững niềm tin của họ trở thành mục tiêu tra tấn, cầm tù, tẩy não hoặc bị bắt lao động nô lệ. Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp ước tính rằng bất kỳ lúc nào cũng đang có từ 450.000 đến 1 triệu học viên bị giam giữ trong các nhà tù ở Trung Quốc.

Bà Kofler lưu ý rằng nhiều học viên đã bị cầm tù mà không có bất kỳ quy trình đúng hạn nào và, trong nhiều trường hợp, họ không thể sống sót qua thời hạn thụ án của mình.


Thu hoạch nội tạng
Bà Kofler cũng nhấn mạnh một cáo buộc đáng lo ngại khác là chính quyền Trung Quốc đã giết chết các học viên Pháp Luân Công bị cầm tù vì nội tạng của họ.
Từ năm 2006, các nhà nghiên cứu độc lập và các tổ chức nhân quyền quốc tế đã kêu gọi sự chú ý đến những tuyên bố về thực tiễn ghê rợn của chính quyền Trung Quốc. Nhiều cuộc điều tra được thực hiện trong nhiều năm đã kết luận rằng, chính quyền Trung Quốc đã giết chết tù nhân lương tâm, phần lớn trong số họ là các học viên Pháp Luân Công và bán nội tạng của họ để kiếm lời.
Theo ước tính thận trọng của các nhà điều tra David Kilgour, David Matas và Ethan Gutmann trong báo cáo chung năm 2016 của họ, có khoảng 60.000 đến 100.000 ca phẫu thuật cấy ghép nội tạng diễn ra hàng năm ở Trung Quốc. Con số này vượt xa con số được báo cáo chính thức của Trung Quốc là từ 10.000 đến 20.000 ca mỗi năm.

Tháng trước, một tòa án nhân dân độc lập do Ngài Geoffrey Nice SC làm chủ tịch đã đưa ra phán quyết cuối cùng sau một cuộc điều tra kéo dài một năm, kết luận rằng việc mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc đã diễn ra trên quy mô lớn.
Phán quyết của tòa án cho biết hoạt động này cấu thành tội ác chống lại loài người, và do đó các cơ quan quốc tế cũng như các nước phương Tây có nghĩa vụ phải có hành động chống lại sự đàn áp này.

“Các chính phủ và bất kỳ ai liên hệ theo bất kỳ cách đáng kể nào với chính quyền Trung Quốc giờ đây sẽ nhận ra rằng họ, theo đánh giá được tiết lộ ở trên, đã có quan hệ với một nhà nước hình sự”, phán quyết cho biết.
Vào ngày 15 tháng 7, Trung tâm nghiên cứu thu hoạch nội tạng Trung Quốc phi lợi nhuận có trụ sở tại Hoa Kỳ đã phát hành một báo cáo dài 91 trang, gọi việc thực hành thu hoạch nội tạng cưỡng bức là “một trong những thảm họa nhân quyền ghê rợn nhất của thế kỷ 21”.
“Không giống như các hoạt động buôn bán nội tạng chợ đen ở những nơi khác trên thế giới, việc giết tù nhân lương tâm theo yêu cầu vì nội tạng ở Trung Quốc được thúc đẩy bởi nhà nước, hoạt động ở quy mô công nghiệp và được thực hiện bởi cả các tổ chức quân sự và dân sự”, báo cáo cho biết.

Bà Kofler kêu gọi chính phủ Trung Quốc, hãy sẵn sàng đối diện với những cáo buộc lâu đời này và mở cửa các cơ sở của mình để cho phép những cáo buộc như vậy được kiểm tra.
“Chính phủ bắt buộc phải tăng tính minh bạch trong việc mua nội tạng và cho phép các nhà quan sát độc lập tự do xâm nhập vào các nhà tù và cơ sở giam giữ để ghi chép các viện lý”.
