Lời toà soạn: ‘Chiến sự Ukraine’ là loạt bài đưa ra phân tích, góc nhìn của các chuyên gia có uy tín; đồng thời cũng kèm theo những chia sẻ mang hơi hướng văn hoá, đời sống để quý độc giả có một cái nhìn khách quan, đa chiều về tình hình ở Ukraine.

Hồng Thất Công trong tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung có tuyệt chiêu ‘giáng long thập bát chưởng’, trong đó có chiêu thức tên là ‘tiềm long vật dụng’.

Trên thực tế, ‘tiềm long vật dụng’ là tên hào ‘sơ cửu’ thuộc quẻ Thuần Càn trong Chu Dịch, có nghĩa là: rồng ẩn thì chưa dùng được, khi chưa có năng lực làm đại sự thì tốt nhất nên thấp giọng hoặc im lặng.

ĐCSTQ có dã tâm quá ‘lộ’

Khi nhà Chu diệt nhà Thương có xảy ra một sự kiện, đó là triều Thương đem hết quân đội chủ lực đi viễn chinh ở phía đông là Hoài thuỷ, để trung ương trống không, vì thế ‘Vũ Vương phạt Trụ’ với trận chiến Mục Dã. Trong vòng một buổi sáng nhà Chu diệt được nhà Thương.

Nếu quân nhà Thương không đến Hoài thuỷ, thì còn lâu Chu mới diệt được Thương. Do đó Chu Văn Vương và Chu Vũ Vương muốn diệt được nhà Thương thì phải đợi thời cơ, còn trước điều ấy đến thì họ phải thấp giọng hoặc giữ im lặng. Đây gọi là ‘tiềm long vật dụng’.

Nhưng ĐCSTQ phá huỷ truyền thống, tuyên dương ‘vô Thần luận’ nên không hiểu những điều cao thâm của văn hoá Trung Hoa cổ đại, cho nên tổ chức này muốn làm cái gọi là ‘cộng đồng vì tương lai chung cho nhân loại’, nói trắng ra là muốn thiết lập trật tự thế giới mới theo luật rừng Trung Quốc; hay muốn làm ‘Made in China 2025’; sử dụng ‘ngoại giao chiến lang’ để gây thù khắp nơi.

Khi ĐCSTQ đề xuất Made in China 2025 đã thu hút sự chú ý của Hoa Kỳ. ĐCSTQ muốn biến Đại lục thành ‘đại quốc’ của nền công nghiệp chế tạo, tiếp quản thay thế tất cả các ngành sản xuất trên thế giới. Vì vậy khi Trump lên nắm quyền đã bắt đầu cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, gồm cả cấm vận trong lĩnh vực công nghệ cao v.v. 

Nếu ĐCSTQ làm cho ngành công nghiệp chế tạo của nó rất mạnh mẽ, như thế tổ chức này sẽ nắm lấy điểm yếu của tất cả các quốc gia. Nếu ai đắc tội với ĐCSTQ, tổ chức này sẽ không cho quốc gia đó xe để lái, không cho điện thoại để xài, không đưa khẩu trang để dùng v.v. 

Sau này ĐCSTQ đã ký Tuyên bố chung Trung – Nga vào ngày 4/2, muốn thiết lập một trục tà ác mới, điều này lập tức khiến Mỹ và châu Âu cảnh tỉnh.

Khi Nga xâm lược Ukraine vào ngày 24/2, thì đến ngày 8/3 Tổng Bí thư ĐCSTQ Tập Cận Bình có cuộc hội đàm video với Tổng thống Pháp Macron và Thủ tướng Đức Scholz với trọng điểm là chiến sự ở Ukraine.

Nếu bỏ qua những lời sáo rỗng thì những lời của ông Tập có nghĩa như sau.

  • Các lệnh trừng phạt (Nga) không có lợi cho các bên: ý tứ là đừng trừng phạt Nga.
  • Trung Quốc ủng hộ độc lập chiến lược của Pháp và Đức: ý tứ là Pháp và Đức đừng nghe lời Mỹ.
  • Trung Quốc và EU có tiếng nói chung trong việc tìm kiếm hoà bình, phát triển và hợp tác: ý tứ là hãy hợp tác với Trung Quốc.
  • Trung Quốc tôn trọng độc lập chủ quyền quốc gia. Đến câu này thì các chuyên gia cho rằng: Trung Quốc hãy nói câu này với Nga.

Nhìn vào những điều trên thấy rằng ĐCSTQ ủng hộ việc Nga xâm lược Ukraine. 

Đến ngày 14/3, trong cuộc hội đàm ở Rome giữa Cố vấn An ninh Quốc gia – Sullivan và Chủ nhiệm Văn phòng Uỷ ban Đối ngoại ĐCSTQ – Dương Khiết Trì đã có một cuộc khẩu chiến ‘cường độ cao’ kéo dài 7 giờ đồng hồ.

Khi VOA báo cáo về sự việc này, họ nhìn nhận ‘phía Mỹ nhận định Bắc Kinh quyết chí viện trợ cho Nga’. Nhìn vào thực tế ta thấy hai bên không có tuyên bố chung hoặc thông cáo báo chí sau hội nghị, cho nên Mỹ biết ĐCSTQ là gì.

Cố vấn An ninh Quốc gia – Sullivan gặp Chủ nhiệm Văn phòng Uỷ ban Đối ngoại ĐCSTQ – Dương Khiết Trì ở Rome ngày 14/3. Ảnh chụp màn hình Chính luận thiên hạ đăng ngày 16/3.

Nhìn vào một chuỗi các sự kiện trên thấy rằng: Nếu ĐCSTQ không có dã tâm thống trị toàn cầu, tổ chức này sẽ không dám ‘lộ’ ra như thế làm những thứ như ‘ngoại giao chiến lang’, cộng đồng vì tương lai chung cho nhân loại, Made in China 2025…

Nhưng trên thực tế, dù ĐCSTQ có kết hợp với Nga để tạo ra một trục tà ác mới cũng không thể so với Mỹ.

Nga – Trung liên thủ cũng không bằng Mỹ

Trên thực tế, ngay cả Trung Quốc và Nga liên thủ cũng không thể nào thiết lập một trật tự thế giới mới, bởi vì nếu làm được điều ấy, ít nhất phải có kinh tế, quân sự, tài chính vô cùng mạnh mẽ. Về những phương diện này, cả Nga và Trung Quốc đều không bằng Mỹ, huống chi là cộng thêm các nước Tây Âu vốn là đồng minh truyền thống của Hoa Kỳ.

GDP hàng năm của Trung Quốc khoảng 17,7 nghìn tỷ đô-la Mỹ, Nga tầm 1/10 của Trung Quốc, tức 1,7 nghìn tỷ đô; cộng 2 quốc gia này lại thì khoảng 19,4 nghìn tỷ đô, vẫn thua Mỹ là 23 nghìn tỷ đô.

Ở một phương diện khác là tài chính, hiện nay đô-la Mỹ và euro vẫn đang thống trị trật tự thương mại quốc tế, đồng NDT hoặc đồng rúp không thể sánh bằng. Ngay cả Nga và Trung Quốc chung tay cũng không thể thiết lập một trật tự giao dịch mới.

Hơn nữa nhìn vào hoàn cảnh hiện nay, Nga đang bị trừng phạt, đồng rúp dần mất giá. Có cư dân mạng chụp được một tấm hình như thế này trong siêu thị ở Nga, nói rằng: ‘Nga đã đạt đến cảnh giới mua bánh mỳ… trả góp’.

143,75 rúp (khoảng 30 nghìn đồng) một ổ bánh mỳ, có thể mua trả góp trong vòng 12 tháng, mỗi tháng là 11,99 rúp (khoảng 2500 đồng). Cư dân mạng còn đề thêm một câu: “Giá trả góp còn rẻ hơn giá trả 1 lần vì bánh mỳ vừa lên giá”.

143,75 rúp (khoảng 30 nghìn đồng) một ổ bánh mỳ, có thể mua trả góp trong vòng 12 tháng, mỗi tháng là 11,99 rúp (khoảng 2500 đồng). Ảnh từ mạng xã hội Safe Chat.

Về quân sự, chi tiêu quân sự của Mỹ trong một năm nhiều hơn Trung Quốc và Nga cộng lại. Riêng ngân sách cho quốc phòng của Nga chỉ bằng 8% so với Mỹ, nói cách khác Mỹ gấp 100/8 = 12,5 lần Nga, làm sao Nga có thể so với Mỹ.

Còn về sức mạnh thực chiến, Mỹ có thể cùng lúc tham chiến ở 2 chiến trường là châu Âu và Biển Đông nếu xảy ra chiến tranh.

Đặt giả thiết nếu Mỹ đụng độ với Nga ở chiến trường châu Âu, Mỹ chủ yếu sử dụng Lục quân và Không quân. Còn ở chiến trường Biển Đông, Mỹ chủ yếu sử dụng Không quân và Hải quân. Mỹ có 12 hàng không mẫu hạm, họ chỉ cần đưa 5 hàng không mẫu hạm đến biển đông là áp đảo cả Trung Quốc và Nga.

Một hàng không mẫu hạm có sức mạnh như thế nào? Trong Trung Hoa văn minh sử tập 34, Giáo sư Chương Thiên Lượng đã có một so sánh rằng: Sức chiến đấu của một hàng không mẫu hạm bằng với một quốc gia ‘trung đẳng’ (trung bình).

Giáo sư Chương lấy Việt Nam làm ví dụ. Dân số Việt Nam khoảng 100 triệu người, được tính là ‘đại quốc’, vì Canada chỉ có 30 triệu người, Úc khoảng 25 triệu người. Nhưng Việt Nam chỉ có hơn 70 máy bay chiến đấu, không bằng biên chế hàng không mẫu hạm của Mỹ với 80 – 130 chiếc chiến đấu cơ.

Trong biên chế một hàng không mẫu hạm của Mỹ có từ 80-130 chiến đấu cơ. Ảnh chụp màn hình từ Trung Hoa văn minh sử tập 34.

Hơn nữa một hàng không mẫu hạm giá khoảng 12,9 tỷ đô, cộng với số máy bay, tàu khu trục v.v. Giáo sư Chương tính toán tổng chi phí biên chế cho hạm đội hàng không mẫu hạm như vậy tầm 20 tỷ đô. Chi phí bảo trì 10% hàng năm tức 2 tỷ đô cho mỗi chiếc. Đây là những chi phí khổng lồ, mà Mỹ có tận 12 hàng không mẫu hạm, do đó đưa 5 chiếc đến Biển Đông là áp đảo được cả Nga và Trung Quốc.

Thời Chiến tranh lạnh, Nga vẫn được coi là siêu cường, nhưng sau khi bùng nổ máy tính và internet thì Nga bị tụt hậu rất xa. Khoa học công nghệ của Nga thậm chí không bằng Trung Quốc. Trung Quốc chỉ là ‘sơn trại’ (thôn xóm miền núi), bắt chước hoặc ăn cắp từ phương tây trong lĩnh vực công nghệ cao. Chỉ cần nước Mỹ đoạn nguồn cung chip, Trung Quốc lập tức kết thúc.

Hiện nay dù là kinh tế hay quân sự đều lấy chip làm trung tâm, do đó Trung – Nga liên thủ cũng không cách nào đánh bại Mỹ trong lĩnh vực chip. 

Lấy một ví dụ về tên lửa Stinger, một số chuyên gia quân sự nhìn nhận nó như có mắt, sau khi bay ‘là đà’ nhưng với tốc độ cao ở mặt đất, khi gần đến mục tiêu nó bay lên không trung rồi giáng thẳng xuống. Điều này là cho quân địch rất khó phát hiện người bắn ở đâu. Trung – Nga không cách nào chế tạo được vũ khí như thế này.

Công nghệ cao như trí tuệ nhân tạo AI, nhận dạng hình ảnh… phải cần có chip nhưng Nga và Trung Quốc không nắm được nguồn cung chip.

Do đó thấy rằng, tuy nói Nga là cường quốc quân sự trên bề mặt nhưng thực ra chỉ là quốc gia hạng hai, đến nay vẫn chưa chiếm được toàn bộ Ukraine.

Lý ‘tương sinh tương khắc’: nếu không có kẻ địch sẽ làm bạn suy yếu

Hiện nay tâm thái của Mỹ rất thú vị. Từ sau Chiến tranh lạnh, ngoài chủ nghĩa khủng bố, nước Mỹ Cho rằng mình không có kẻ thù, cho rằng sau cuộc chiến ở Afghanistan đã giải quyết xong. Nếu không có kẻ thù thì trên cơ bản Mỹ ‘nằm thẳng’. Những điều này lại đưa cho ĐCSTQ một ấn tượng sai lầm rằng: ‘Đông thăng tây giáng’, nước Mỹ đang suy bại, khiến tổ chức này làm việc không còn kiêng dè gì nữa.

Trên thực tế, nếu không có kẻ địch rất nhiều nước sẽ nới lỏng cảnh giác. Có lúc chúng ta sẽ cảm nhận được lý ‘tương sinh tương khắc’ trong Đạo gia: nếu không có kẻ địch sẽ làm bạn suy bại, nếu có kẻ địch bạn sẽ giữ được cảnh giác, bảo trì được sức mạnh quốc gia.

Trong ‘Tiếu đàm phong vân’ tập 6: Khoái ý ân cừu (nhanh chóng báo ân báo oán), Giáo sư Chương Thiên Lượng có đề cập đến Tôn Vũ – người viết cuốn Binh pháp Tôn Tử.

Ngũ Tử Tư tiến cử Binh gia Tôn Vũ để luyện binh nước Ngô. Sau khi thành thục, Tôn Vũ ‘dụng binh như thần’, dẫn 6 vạn binh sĩ nước Ngô, ‘ngũ trận nhập Dĩnh’ tức trải qua năm trận cuối cùng tiến vào được Dĩnh Đô – đô thành của nước Sở. Đây được xem là thắng lợi huy hoàng. Bởi vì một nước Ngô nhỏ bé mà diệt nước Sở hùng mạnh là việc ‘kinh tâm động phách’, kiểu như Mexico diệt nước Mỹ cường đại vậy.

Sau khi giúp nước Ngô diệt nước Sở, phong công vĩ nghiệp của Tôn Vũ đạt đến cực điểm. Nhưng ông không muốn làm quan, chỉ muốn quay về núi sống ẩn cư. Ngô vương Hạp Lư nhờ Ngũ Tử Tư níu giữ Tôn Vũ, Tôn Vũ đã nói một đoạn lời như thế này: “Tử Tư có biết đạo Trời không? Nóng qua lạnh đến. Xuân đi thu đến. Ngô vương cậy nước cường thịnh, tứ bề vô lo, ắt sinh kiêu ngạo. Công thành mà thân không thoái, ắt có hoạ về sau”.

“Tứ bề vô lo, ắt sinh kiêu ngạo” (Tứ cảnh vô ngu, kiêu lạc tất sinh – 四境無虞,驕樂必生), nước Ngô đã mạnh đến độ ‘tứ bề không địch thủ’, từ đó quốc vương nước Ngô bắt đầu hưởng lạc, tiềm lực quốc gia càng ngày càng suy yếu, cuối cùng 20 năm bị Việt Vương Câu Tiễn tiêu diệt.

Từ câu chuyện này thấy được tư duy của người phương đông đó là: không có kẻ địch không phải là việc tốt, có kẻ địch hoặc có đối thủ sẽ giúp chúng ta giữ được trạng thái cảnh giác và đề cao nội lực bản thân.

Hiện nay thấy rằng ĐCSTQ đột nhiên liên hệ với Nga để thiết lập trật tự thế giới mới, ủng hộ Nga xâm lược Ukraine, điều này ngay lập tức khiến Âu – Mỹ bừng tỉnh liên kết lại với nhau khôi phục lại trật tự thế giới sau Thế chiến 2. 

Trong tình huống này, Mỹ và đồng minh biết rằng địch nhân lớn nhất của mình là ai. Tuy rằng Nga vẫn ở trong tầm ngắm nhưng triển hiện về quân sự và kinh tế của ‘chú gấu Nga’ đã rơi xuống quốc gia hạng 2, do đó ĐCSTQ mới là kẻ địch lớn nhất.

Lần đàm phán 7 tiếng ‘cường độ cao’ ở Rome thực sự đã cho thấy ĐCSTQ là gì, Âu – Mỹ sẽ không phán đoán sai về tổ chức này nữa.

Lão Tử giảng: “Phúc là nơi hoạ nấp, hoạ là nơi phúc dựa”. Tuy rằng Nga xâm lược Ukraine là điều vô cùng xấu, nhưng trong đó chúng ta thấy được cơ hội để nhận rõ bản chất của ĐCSTQ. Sau khi giải quyết xong chiến sự ở Ukraine, Âu – Mỹ sẽ dốc toàn lực để đối phó với tổ chức tà ác này.

Mạn Vũ

Chú thích:

(*) Giáng long thập bát chưởng (降龍十八掌), trên thực tế chữ Giáng – 降 có 2 âm đọc là Giáng hoặc Hàng. Giáng là hạ, còn Hàng là hàng phục (ví như ‘hàng yêu phục ma’, ‘hàng phục yêu quái’….), do đó dùng chữ Hàng chuẩn hơn. Hàng long thập bát chưởng: 18 chưởng hàng phục rồng.

(**) Tham khảo:

+ Chính luận thiên hạ đăng ngày 16/3, 9/35/2 của Giáo sư Chương Thiên Lượng.

+ Trung Hoa văn minh sử tập 34.