Trước thềm hai kỳ họp Quốc hội Trung Quốc sắp tới, các đại biểu quốc hội nước này đã bắt đầu gửi đề xuất tới cơ quan lập pháp. Những đề xuất gây tranh cãi này thường là chủ đề thảo luận sôi nổi của cộng đồng mạng. Lần này, phó Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trương Thiên Nhâm đã được chú ý vì đề xuất của mình.

Vị quan chức đề xuất rằng, sinh viên đại học nên tham gia lực lượng nông dân. Đề xuất của ông có tiêu đề đầy đủ là: “Những đề xuất về việc hướng dẫn sinh viên đại học tham gia cùng những người nông dân chất lượng cao để thúc đẩy sự hồi sinh của nông thôn.”

Thứ trưởng Trương lập luận, giải pháp này sẽ giải quyết cuộc khủng hoảng thất nghiệp trong sinh viên tốt nghiệp. Hơn nữa, nông dân nông thôn sẽ được hỗ trợ các kiến thức hàn lâm từ các sinh viên có trình độ học vấn cao. Sinh viên cũng được kỳ vọng sẽ đóng góp vào sự hồi sinh và phát triển của các vùng nông thôn. 

Ông Trương cũng gợi ý rằng, sinh viên nên có mức lương cao hơn và nhận được các lợi ích khác nếu họ muốn trở thành “nông dân chất lượng cao”. Nếu sinh viên đại học thất bại trong việc khởi nghiệp ở khu vực nông thôn, điều quan trọng là phải nâng đỡ tinh thần kinh doanh của họ và khuyến khích họ tham gia lực lượng lao động nông nghiệp.

Đề xuất của ông Trương Thiên Nhâm nhanh chóng gây ra một cuộc thảo luận sôi nổi trong cộng đồng mạng Trung Quốc. Nhiều người không đồng ý với ý tưởng “nông dân chất lượng cao”. Họ đề nghị vị thứ trưởng nên tự mình trải nghiệm làm nông dân. 

Một người đã viết: “Ở đây tôi đề nghị, hãy để những chuyên gia này làm gương! Bạn nghĩ sao?” Một người khác cũng nói, “Đề nghị tất cả các đại biểu và con cái của họ tham gia đội ngũ nông dân và đích thân xuống ruộng làm việc.” Một người khác chỉ trích: “Các chuyên gia cho con mình đi du học mà lại để con người khác về quê làm ruộng. Các ông nghĩ sao về điều này?”

Một sự việc tương tự đã từng xảy ra trước đây. Vào năm 2019, Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc cũng đề xuất ý tưởng về nông thôn. Trong cuộc Cách mạng Văn hóa từ năm 1966 đến năm 1976, cựu lãnh đạo ĐCSTQ Mao Trạch Đông đã đưa ra một phong trào gọi là “Phong trào chuyển về nông thôn”. 

Trong vòng 6 tháng, hơn 10 triệu sinh viên Trung Quốc đã phải chuyển đến các vùng nông thôn và khu vực biên giới. Hầu hết trong số họ dao động từ 14 đến 23 tuổi. Các sinh viên này bị xếp vào diện lao động nông thôn và không được phép quay trở lại các hộ gia đình ở thành thị. Vì cơ hội được theo đuổi giáo dục chính thức là không chắc chắn, những sinh viên này được coi là “thế hệ mất mát” của Trung Quốc.