Theo Minghui.org, trong thời kỳ Chu Diễm làm Chánh án Tòa án Trung cấp thành phố Đại Liên, 196 học viên Pháp Luân Công ở thành phố này đã bị kết án oan, trong đó 52 người bị kết án hơn 5 năm tù.

Chu Diễm từng là Phó Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật của Thành ủy Đại Liên. Từ tháng 1 năm 2015 đến tháng 10 năm 2021, ông ta giữ chức vụ Chánh án Tòa án Trung cấp Đại Liên và là người thúc đẩy và thực thi chính sách bức hại Pháp Luân Công ở Đại Liên.

Trong nhiệm kỳ của Chu Diễm với tư cách là Chánh án Tòa án Trung cấp Đại Liên, tòa án Đại Liên đã không thực thi theo luật pháp. Cái gọi là “phiên tòa thẩm vấn” chỉ là để cản trở, chèn ép các luật sư bào chữa cho các học viên Pháp Luân Công bằng nhiều phương thức khác nhau. Cuối cùng khiến các học viên Pháp Luân Công vào tù một cách phi pháp.

Năm 2016 Tòa án thành phố Đại Liên đã kết án bất hợp pháp 35 học viên Pháp Luân Công, đứng thứ ba trong số các thành phố bức hại Pháp Luân Công trong cả nước.

Đến năm 2017 Tòa án thành phố Đại Liên đã kết án bất hợp pháp 48 học viên Pháp Luân Công, trở thành thành phố đứng đầu trong bức hại của cả nước.

Sau đây là một số trường hợp bị bức hại.

Học viên Pháp Luân Công, Trịnh Đức Tài 84 tuổi, đã bị bắt cóc từ nhà đến trung tâm giam giữ vào ngày 4/9/2017.

Sau khi bị kết án oan một năm rưỡi ông bị cưỡng ép đưa đến nhà giam. Khi được thả tự do vào tháng 8/2019, ông hầu như không thể đi lại được ăn uống rất khó khăn, vào ngày 21/11 ông đã ra đi một cách oan ức.

Học viên Pháp Luân Công, Nhậm Hải Phi bị cảnh sát bắt cóc vào ngày 26/6/2020.
Hơn 550.000 nhân dân tệ tiền mặt và các sản phẩm điện tử như thẻ nhớ trị giá hơn 200.000 nhân dân tệ đã bị cướp đi.

Vào ngày 14/10/2021, Nhậm Hải Phi bị kết án bất hợp pháp 10 năm tù và bị vơ vét tiền phạt 100.000 nhân dân tệ.

Học viên Pháp Luân Công Đinh Quốc Thần, 50 tuổi tốt nghiệp Khoa Kỹ thuật Điện tử, Đại học Công nghệ Đại Liên.

Vào ngày 10/7/2019, ông và vợ bị bắt cóc và bị lục soát nhà.

Trong thời gian bị giam giữ bất hợp pháp tại nhà tù Đại Liên, ông bị bức hại đến xuất huyết não và mất thính giác cả hai tai.

Sau khi được bảo lãnh chờ xét xử trở về nhà vào ngày 19 tháng 10, ông vẫn tiếp tục bị quấy rối và đã bị xuất huyết não lần nữa. Đến nay ông vẫn đang trong tình trạng hôn mê bất tỉnh.

Từ ngày 23 tháng 2 năm 2021. Đinh Quốc Thần, người về cơ bản ở trong tình trạng thực vật trong gần một tháng đã nhận được bản án từ Tòa án quận Kim Châu và bị kết án phi pháp 2 năm tù giam cùng với số tiền nộp phạt 5.000 nhân dân tệ.

Còn vợ của ông, Diêm thanh Hoa bị kết án 3 năm 6 tháng tù bất hợp pháp và nộp phạt 8.000 nhân dân tệ.

Kể từ tháng 5 năm 2015 các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc đã kiện cựu Tổng bí thư ĐCSTQ Giang Trạch Dân, kẻ cầm đầu cuộc đàn áp Pháp Luân Công.

Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2015, Minghui.org đã nhận được các đơn kiện bằng tên thật do hơn 200.000 học viên Pháp Luân Công và gia đình của họ gửi lên Viện Kiểm sát Tối cao Trung Quốc và Tòa án.

Trong số đó có 5.097 đơn kiện đến từ thành phố Đại Liên, với 3.295 vụ án kháng cáo.

Năm 2016, học viên Pháp Luân Công Viên Hiểu Mạn bị kết án oan 3 năm 6 tháng, và bị phạt 5.000 nhân dân tệ vì tố cáo Giang Trạch Dân.

Vào ngày 22 tháng 12 năm 2017, học viên Pháp Luân Công Thịnh Kiệt ở quận Lữ Thuận Khẩu của thành phố Đại Liên đã bị Tòa án quận Lữ Thuận Khẩu kết án bất hợp pháp với mức án nặng 7 năm 6 tháng và bị phạt tiền 30.000 nhân dân tệ.

Thịnh Kiệt không chấp nhận bản án bất hợp pháp, và kháng cáo lên Tòa án Trung cấp Đại Liên.

Tuy nhiên vào giữa tháng 3 tháng 2018, Tòa án Trung cấp Đại Liên đã không đưa ra bất kể câu trả lời nào cho người nhà của Thịnh Kiệt.

Mà chỉ hỏi họ rằng liệu Thịnh Kiệt có từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công hay không, sau khi biết Thịnh Kiệt không từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công họ giữ nguyên bản án ban đầu.

Ngoài ra trong thời gian Chu Diễm nắm quyền tại Tòa án Trung cấp Đại Liên, Tòa án và cảnh sát Quận Đại Liên đã cướp bóc tổng cộng 1,36 triệu nhân dân tệ của các học viên Pháp Luân Công.

Trong đó tòa án phạt tiền phi pháp 590.000 nhân dân tệ, còn cảnh sát cướp đoạt tài sản 770.000 nhân dân tệ.

Tham gia biên soạn sách bôi nhọ Pháp Luân Công khi giữ chức vụ Phó Bí thư thường vụ Ủy ban Chính trị và Pháp luật

Vào tháng 9 năm 2011, Hội nghị Davos (Diễn đàn Kinh tế Thế giới) được tổ chức tại Đại Liên, thành phố này đã cố gắng tạo ra cái gọi là “thành phố văn minh”.

Sau đó Ủy ban chính trị và pháp luật thành phố Đại Liên đã lấy cớ này để xuất bản “Bức tranh về Kiến thức An toàn Cư dân” và phân phát nó cho người dân.
Cuốn sách có nội dung bôi nhọ Pháp Luân Công và Chu Diễm chính là phó trưởng ban biên tập cuốn sách này.

Trong nhiệm kỳ của Chu Diễm với tư cách là Chánh án Tòa án Trung cấp Đại Liên, Tòa án Đại Liên đã công bố các bài báo vu khống Pháp Luân Công và các học viên Pháp Luân Công trên Internet.

Trên cái gọi là trang web chống tà giáo có một bài viết với tiêu đề “Một cặp vợ chồng ở Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh truyền bá ‘Pháp Luân Công’ bị kết án”.

Lấy trường hợp của Đinh Quốc Thần và vợ ông để tuyên truyền phản diện gây hiểu lầm cho công chúng, nhưng lại che giấu sự thật. Rằng sau khi Đinh Quốc Thần bị bức hại trở thành một người thực vật vẫn bị tòa án ĐCSTQ kết án phi pháp, và vợ ông cũng bị kết án oan.

Vào ngày 24 tháng 7 năm 2018, Tin tức Đại Liên buổi tối và Bản tin bán đảo buổi sáng cùng đăng một bài báo có tiêu đề Một phụ nữ ở quận Lữ Thuận Khẩu bị kết án vì tuyên truyền Pháp Luân Công.

Lấy sự việc của Thịnh Kiệt để tuyên truyền tiêu cực. Bẻ cong sự thật và che đậy việc Sở Công an Viện kiểm sát tòa án quận Lữ Thuận Khẩu và các đơn vị phá án, kết án trái pháp luật các học viên Pháp Luân Công.

Tuy nhiên, những người tham gia cuộc đàn áp Pháp Luân Công cũng đang không ngừng gánh chịu quả báo.

Theo Minhhui.org ghi chép, tính đến tháng 7 năm 2018 đã có 20.784 người tham gia đàn áp Pháp Luân Công trong 19 năm đã gặp phải báo ứng.

Trong đó 336 người là nằm trong hệ thống tòa án. Không chỉ bản thân người hành ác bị báo ứng, mà cả người thân và bạn bè cũng bị vạ lây.

Tính đến ngày 1 tháng 2 năm 2019, chỉ riêng ở thành phố Đại Liên đã có ít nhất 185 người gặp vận rủi, tất cả họ đều từng bức hại các học viên Pháp Luân Công.