Chuyên gia các vấn đề thời sự Giang Phong đã phân tích mục đích thực sự sau động thái của Bắc Kinh và ba điểm nực cười trong việc ĐCSTQ đáp trả Hoa Kỳ bằng tuyên bố trừng phạt các đại lý buôn bán vũ khí Hoa Kỳ. Ông cũng phân tích sâu sắc vấn đề cứu trợ của chính quyền Bắc Kinh sau trận động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ, chính những nhân tố chính trị phức tạp này đã dẫn đến đến những thảm họa nghiêm trọng hơn.
Bắc Kinh chế tài các đại lý vũ khí của Hoa Kỳ để đáp trả việc bắn hạ khinh khí cầu
Theo tuyên bố hôm 16/02 của Bộ Thương mại Trung Quốc, hai nhà sản xuất quân sự lớn nhất của Hoa Kỳ là Lockheed Martin và Raytheon, sẽ được thêm vào danh sách trừng phạt của chính quyền này. Các biện pháp trừng phạt này được đưa ra một ngày sau khi Bắc Kinh đe dọa “sẽ có các biện pháp đáp trả” đối với Hoa Kỳ vì đã bắn hạ một khinh khí cầu do thám Trung Quốc vốn đã xâm nhập không phận Hoa Kỳ một cách bất hợp pháp, vì liên quan đến việc bán vũ khí cho Đài Loan.
Ông Giang Phong nói rằng, động thái này của ĐCSTQ khiến người ta không nhịn được cười. Tại sao lại buồn cười? Năm ngoái, cũng vào tháng 2 trong cùng thời điểm này, Bắc Kinh cũng trừng phạt hai đại lý vũ khí của Hoa Kỳ này là Lockheed và Raytheon vì hai công ty này đã chuyển giao hệ thống phòng thủ tên lửa MIM-104 Patriot cho Đài Loan.
Một năm sau đó, ngay chính lúc này đây, hai công ty đó lại bị Bắc Kinh chế tài lần nữa, nhiều người không khỏi tự hỏi liệu Bắc Kinh có đang tổ chức lễ kỷ niệm 1 năm tròn cho chính sách chế tài của mình hay không? Mà chính sách chế tài này căn bản nó không khởi tác dụng. Tại sao không khởi tác dụng? Ngay cả những chiếc máy bay tư nhân được ưa thích bởi các ông trùm tài phiệt hàng đầu và thế hệ đỏ thứ hai trong các gia đình quyền lực của ĐCSTQ là Chiếc Gulfstream G550 và G650 cũng do Công ty Lockheed sản xuất. Jack Ma, Vương Kiện Lâm, và Lý Ngạn Hồng đều dùng loại máy bay này. Trong nhật ký hàng hải, các nhà lãnh đạo cấp cao nhất của ĐCSTQ thử hỏi có ai không đi chiếc Gulfstream ? Chẳng lẽ phải bảo tất cả họ phải xuống và đi bằng chiếc C919 mà Bắc Kinh tuyên bố là tự mình sản xuất? Mà chiếc máy bay này đã trục trặc kỹ thuật ngay trong lần bay thử đầu tiên, vậy hỏi xem họ có dám ngồi không?
Các công ty quốc phòng của Hoa Kỳ bị cấm bán rộng rãi các sản phẩm quân sự cho Trung Quốc. Năm 2020, lệnh trừng phạt của Bắc Kinh liên quan đến hãng sản xuất máy bay Boeing, ĐCSTQ cũng tìm “đường lui” cho mình, nói rằng các lệnh trừng phạt đối với Boeing chỉ nhằm vào khâu sản phẩm quốc phòng, còn máy bay dân sự của nó thì không tính. Nếu cấm vận rồi, thử hỏi còn mua được không? Nếu mua không được thì phải cử đi bao nhiêu gián điệp đến để ăn trộm? Đây là chỗ nực cười đầu tiên.
Còn chỗ nực cười thứ hai thì sao? Chính là trong lệnh trừng phạt này Bắc Kinh đã bổ sung thêm hai điều khoản nội dung mà trước đây chưa từng thấy: một là không phê duyệt và hủy bỏ giấy phép lao động, tư cách lưu trú và cư trú đối các nhà quản lý cấp cao của hai công ty này ở Trung Quốc; hai là tăng tiền phạt gấp đôi với hai công ty này vì có hợp đồng mua bán vũ khí với Đài Loan.
Việc xử phạt nhân sự của 2 công ty rõ ràng là được mô phỏng theo các luật và quy định có liên quan do Hoa Kỳ đưa ra gần đây để hạn chế công nghệ chip của TQ.
Trong đó có những hạn chế đối với những người Hoa có thân phận công dân Mỹ và thẻ xanh của Mỹ để xây dựng nền tảng sản xuất chip cho ĐCSTQ, điều này ngay lập tức đã cắt đứt con đường ăn cắp của ĐCSTQ, lực độ đả kích này quả thực rất mạnh mẽ và rất thực tế. Thế là, Bắc Kinh cũng tìm cách trả đũa tương tự.
Tuy nhiên, các công ty quốc phòng của Hoa Kỳ là bị hạn chế nghiêm ngặt trong việc bán sản phẩm cho Trung Quốc, những người cần đến Trung Quốc để nhận dịch vụ kỹ thuật là sự hỗ trợ dịch vụ mà các ngành công nghiệp mũi nhọn nhất của Trung Quốc cần đến nhất, chẳng hạn như công nghệ hàng không vũ trụ, nhà máy điện hạt nhân, đây chính là ĐCSTQ mời người ta đến, thử hỏi các ông có dám chế tài họ không? Chế tài rồi thì còn có thể mời ai đến đây? Hơn nữa, lệnh trừng phạt nhân sự này đi sau Hoa Kỳ, thậm chí các điều khoản của lệnh trừng phạt cũng đều phải bắt chước, nhiều người Trung Quốc dựa vào luật pháp quốc tế như vậy, vậy mà không thể chủ động làm điều gì đó để khiến Hoa Kỳ thực sự cảm thấy bị bôi tro trét trấu hay sao?
Chế tài phạt tiền còn nực cười hơn. Bộ Tài chính Hoa Kỳ có thể thực hiện các cuộc tấn công chính xác vào các công ty và cá nhân, đó là vì hệ thống thương mại toàn cầu đều chạy trên , và mọi khoản đầu tư và thậm chí cả tiền đen mà bạn có đều nằm dưới sự kiểm soát một cách chính xác. Ngay cả khi tiền không vào Hoa Kỳ, các giao dịch của bạn với bất kỳ nơi nào trên thế giới đều chịu ảnh hưởng của quyền tài phán dài hạn của Hoa Kỳ.
Do đó, các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ đối với ĐCSTQ luôn có hiệu lực. Và ĐCSTQ muốn áp dụng chế tài phạt tiền, nhưng thử hỏi tìm ai đi lấy? Lẽ nào các doanh nghiệp nêu trên chủ động đến văn phòng của Ngân hàng Trung Quốc tại Flushing, New York để nộp phạt? Đây là điều tức cười thứ hai.
Điều tức cười thứ ba là Bắc Kinh phơi bày bụng dạ hẹp hòi cho cả thế giới thấy. Hoa Kỳ bắn hạ khinh khí cầu của TQ, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao TQ là ông Uông Văn Bân phản bác rằng Hoa Kỳ đã hơn mười lần dùng khinh khí cầu xâm nhập vào Trung Quốc, kết quả các phóng viên truyền thông nước ngoài đã truy hỏi ông Uông Văn Bân rằng thế Bộ Ngoại giao có thông báo cho các cơ quan chính phủ Hoa Kỳ hay không? Mà người dân Trung Quốc cũng không hài lòng, nếu khinh khí cầu của Mỹ đã xâm nhập Trung Quốc rồi, tại sao quân đội Trung Quốc lại không bắn bỏ nó đi?
Bộ Ngoại giao TQ đặt điều công kích Hoa Kỳ, kết quả lại tự làm xấu mặt mình.
Phải làm sao đây? Không phải muốn vớt vát thể diện của mình sao? Bắc Kinh phát hiện máy bay theo dõi và can nhiễu khinh khí cầu mình là trinh sát tầm cao U2 của Mỹ, còn chiếc F22 thực hiện nhiệm vụ bắn hạ. Nhà sản xuất cả hai loại máy bay này đều là công ty Lockheed Martin; Tên lửa không đối không AIM-9X Sidewinder được sử dụng là sản phẩm của công ty Raytheon.
Mọi người có thể thấy rằng các biện pháp trừng phạt của Bắc Kinh đối với các đại lý vũ khí Hoa Kỳ lần này không nhắm mục tiêu bán vũ khí cụ thể cho Đài Loan giống như trước đây. Chẳng hạn, các biện pháp trừng phạt năm 2020 nhắm vào 135 tên lửa không đối đất tầm xa SLAM-ER, hệ thống phóng nhiều tên lửa Seahorse của công ty Lockheed Martin, và các cảm biến giám sát và trinh sát được lắp đặt trên máy bay của công ty Raytheon, thương vụ bán vũ khí của Bộ Quốc phòng cho Đài Loan trị giá 1,8 tỷ đô la Mỹ; Năm 2022 là lần bán vũ khí thứ hai của chính quyền Biden cho Đài Loan, hệ thống chống tên lửa Patriot. Chế tài của nó đều rất cụ thể và rõ ràng.
Còn chế tài lần này của ĐCSTQ thì sao? Bộ Thương mại TQ đã sử dụng từ “hai công ty tham gia bán vũ khí cho Đài Loan”, nhưng mua bán cái gì, lại không đề cập đến. Nếu nói việc bán vũ khí của Hoa Kỳ cho Đài Loan gần đây, bao gồm các phụ kiện xe tăng Abrams và trang bị tàu chiến, đây đều không phải là sản phẩm của hai công ty trên; phụ kiện của xe tăng Abrams thì thông dụng quá, và thiết bị của tàu chiến thì lại có đến mấy trăm nhà cung cấp. Tại sao Bắc Kinh lại không áp đặt các biện pháp trừng phạt mà lại cứ tập trung vào các công ty tham gia chính trong sự cố bắn hạ khinh khí cầu gián điệp vừa rồi?
Có thể phán đoán rõ ràng rằng cái gọi là lệnh trừng phạt lần này của Bắc Kinh, chính là để trả đũa việc bắn hạ khinh khí cầu do thám của nước này, nhưng nói thẳng ra thì nó quá vô lý, bụng dạ quá hẹp hòi rồi, thế là kéo việc bán vũ khí vào chuyện này. Có phải quá nực cười không! Tất cả đều là trình diễn cho ông Tập Cận Bình và dân chúng trong nước Trung Quốc xem. Đây là 3 điều nực cười trong việc ĐCSTQ chế tài đại lý vũ khí của Hoa Kỳ.