Trong tháng 7 vừa qua trên khắp thế giới, hàng loạt các sự kiện đã được tổ chức nhằm phơi bày một cuộc bức hại đang diễn ra ở Trung Quốc hơn 18 năm qua.
Nạn nhân của cuộc đàn áp là những người tập Pháp Luân Công, môn khí công gồm 5 bài tập và các nguyên tắc sống theo Chân – Thiện – Nhẫn. Pháp Luân Công, hay Pháp Luân Đại Pháp, bắt đầu được giới thiệu ra công chúng vào năm 1992 và nhanh chóng thu hút hàng triệu người tập trên khắp thế giới.
Video: Người dân thế giới chia sẻ về lợi ích của Pháp Luân Công
Trái ngược với các nước, chính quyền Trung Quốc đàn áp Pháp Luân Công từ ngày 20/7/1999 theo lệnh của cựu Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Giang Trạch Dân, người lo sợ và đố kỵ trước sự ưa chuộng của người dân với môn tập.
Dịp tháng 7 hàng năm, nhiều quan chức chính phủ và người dân các nước thường tham gia các sự kiện để bày tỏ sự ủng hộ đối với các học viên Pháp Luân Công và hy vọng cuộc đàn áp tại Trung Quốc sẽ sớm chấm dứt.
Hoa Kỳ
Hàng trăm học viên Pháp Luân Công khắp Hoa Kỳ đã tổ chức mít-tinh trước Tòa nhà Nghị viện Hoa Kỳ trên Đồi Capitol vào thứ Năm, ngày 20/7, kêu gọi cộng đồng quốc tế giúp chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công tàn khốc kéo dài 18 năm kể từ ngày 20/7/1999.
Một số nghị sỹ Hoa Kỳ, chủ tịch Ủy ban Tự do Tín ngưỡng Quốc tế Hoa Kỳ, và một vài phát ngôn viên của các tổ chức tự do tôn giáo và nhân quyền đã phát biểu tại lễ mít-tinh, bày tỏ sự ủng hộ mãnh mẽ dành cho Pháp Luân Công.


Hạ Nghị sỹ Ileana Ros-Lehtinen đã nhắc đến Nghị quyết 343, trong đó Hạ Viện đã bày tỏ quan ngại về “các báo cáo liên tục và đáng tin cậy về nạn thu hoạch tạng từ tù nhân lương tâm một cách có hệ thống mà không có sự đồng thuận của người hiến tạng ở nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa do chính quyền nước này hậu thuẫn.”
Video: Lời thú tội của bác sỹ Trung Quốc mổ cướp nội tạng
Tiến sỹ Daniel Mark, Chủ tịch Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ (USCIRF), cảm ơn Nghị viện Hoa Kỳ đã đưa ra “những công cụ trừng phạt những người thực hiện những hành vi ngược đãi Pháp Luân Công ở Trung Quốc”. Ông nói: “Chúng tôi muốn khiến người ta khó có thể che đậy cuộc bức hại này và chúng tôi muốn họ phải trả giá cho những ngược đãi mà họ gây ra.”
Canada




Pháp
Ông Éric Alauzet, một Nghị sỹ Pháp, người đã viết cho Bộ Ngoại Giao bày tỏ mối lo ngại về vấn nạn giết hại tù nhân lương tâm, trong đó chủ yếu là học viên Pháp Luân Công, để lấy tạng ở Trung Quốc. Ông đã viết: “Vào ngày 12 tháng 12 năm 2013, Nghị viện Châu Âu đã thông qua nghị quyết về tội ác thu hoạch tạng ở Trung Quốc, đề nghị các quốc gia thành viên công khai lên án sự lạm dụng thu hoạch tạng” và yêu cầu tiếp tục theo dõi vấn đề này.
Bà Marie-Christine Dalloz, ông Kheira Bouziane-Laroussi và các Nghị sỹ khác cũng viết một lá thư gửi tới Bộ Ngoại giao, thúc giục đưa ra những biện pháp để giúp chấm dứt tội ác thu hoạch tạng tại Trung Quốc.

Thụy Sỹ


Hơn 50 Nghị sỹ Liên bang và Nghị sỹ bang đã liên hệ với ông Zeid Ra’ad Al Hussein, thuộc Cao ủy Nhân quyền Liên hiệp quốc, thúc giục ông chú ý tới những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng ở Trung Quốc.
Cộng hòa Séc
Hãng truyền thông Blesk và trang Novinky.cz, một trong những trang web có số lượng người theo dõi lớn nhất ở Cộng hòa Séc đã đăng tải bài viết với tiêu đề: “Trước Đại sứ quán Trung Quốc, ông ấy đã thiền định để phản đối cuộc bức hại những người theo tập Pháp Luân Công”. Bài báo viết rằng các học viên thường bị giam cầm và bị tra tấn dã man ở Trung Quốc.


Cambridge, Vương quốc Anh


Một số nghị sỹ Anh đã gửi thư ủng hộ tới buổi mít-tinh. Các học viên cũng tề tựu trên Quảng trường Market để thu thập chữ ký thỉnh nguyện nhằm lên án cuộc bức hại.


Oslo, Na-Uy


Copenhagen, Đan Mạch
Ở Đan Mạch các học viên đã tổ chức kháng nghị và thu thập chữ ký tại trung tâm thành phố và trước Đại sứ quán Trung Quốc vào ngày 15 và 20 tháng 7. Họ cũng thắp nến tưởng niệm ở quảng trường tòa thị chính vào ngày 20 tháng 7.


Nga
Tại Chelyabinsk, nhiều quan chức chính phủ đã tham dự một sự kiện khác ở thành phố này đã dừng chân tại sự kiện của Pháp Luân Công để ký đơn thỉnh nguyện kêu gọi Liên Hợp Quốc điều tra tội ác cưỡng bức thu hoạch tạng do chính quyền Trung Quốc bảo hộ.


Viên, Áo


Bucharest, Romani

Rome, Italy

New Deli – Ấn Độ
Các học viên Pháp Luân Đại Pháp ở một số thành phố Ấn Độ và các học viên đến từ các nước khác tại New Deli tham dự Pháp hội Giao lưu Tâm đắc Thể hội Tu luyện Ấn Độ năm 2017 trong thời gian từ ngày 14 đến ngày 17 tháng 7 năm 2017. Các học viên cũng tổ chức các hoạt động tưởng niệm sự kiện Ngày 20 tháng 7 năm 1999, ngày cuộc bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốc bắt đầu phát động.


Singapore



Hàn Quốc
Ngày 20 tháng 7, các học viên và những người ủng hộ đã tổ chức một buổi mít tinh lớn tại Plaza Seoul và diễu hành qua trung tâm thành phố.
Ông Võ Chấn Vinh, một nhà hoạt động nhân quyền Trung Quốc, đã ca ngợi tinh thần của các học viên. Ông cho rằng các nhóm kháng nghị khác cần học hỏi sự ôn hòa từ Pháp Luân Công.


Bối cảnh
Năm 1999, Giang Trạch Dân, khi đó là Tổng Bí thư ĐCSTQ, đã bỏ ngoài tai ý kiến của các ủy viên thường vụ Bộ Chính trị khác và thi hành cuộc đàn áp tàn bạo đối với Pháp Luân Công.
Cuộc đàn áp đã dẫn đến cái chết của nhiều học viên Pháp Luân Công trong 18 năm qua. Nhiều người bị tra tấn bởi niềm tin của họ và thậm chí bị giết để cướp nội tạng. Giang Trạch Dân và đồng phạm phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc phát động và duy trì cuộc đàn áp tàn bạo này.
Dưới sự chỉ đạo cá nhân của Giang, ĐCSTQ đã thành lập một cơ quan an ninh ngoài vòng pháp luật, “Phòng 610,” vào ngày 10 tháng 6 năm 1999. Tổ chức này vượt trên các lực lượng công an và tòa án trong việc thi hành chỉ đạo của Giang Trạch Dân đối với Pháp Luân Công theo chính sách bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể.
Tổng hợp theo vn.minghui.org đa ngữ
Đại Minh
Xem thêm: