Hoạt động mới của tảng băng nặng nghìn tỷ tấn, tách ra từ một thềm băng ở Nam Cực, khiến các nhà khoa học lo ngại.

The Sun đưa tin, tảng băng lớn tên A-68 đã tách khỏi thềm băng Larsen C của Nam Cực hồi tháng 7 năm ngoái. A-68 có kích thước to gấp 5 lần thủ đô London, Anh.

Trước đây, các nhà khoa học tin rằng tảng băng này bị mắc kẹt ở đáy biển và không thể trôi đi đâu.

Larsen C là thềm băng lớn nhất ở cực bắc của Nam Cực. Tảng băng này tách rời làm mất khoảng 1/10 tổng diện tích của thềm băng và khiến kích cỡ của Larsen C trở nên nhỏ nhất trong lịch sử.

Dữ liệu quan sát trong vài tháng qua cho thấy tảng băng đang quay tròn trên đại dương. Các nhà khoa học lo ngại tảng băng khổng lồ dày 355 m này ảnh hưởng rất lớn đến mực nước biển.

videoinfo__video3.dkn.tv||__

Nhà hải dương học Mark Brandon nói rằng, điều kiện thời tiết và dòng hải lưu có thể khiến tảng băng khổng lồ quay theo hướng ngược chiều kim đồng hồ.

Ông Brandon dự đoán tảng băng sẽ tiếp tục quay. “A-68 sẽ quay cho đến khi nó chạm vào mũi trước của thềm băng Larsen C. Nó sẽ không dừng lại một cách dễ dàng”.

Các nhà khoa học cũng quan ngại về việc thềm băng có thể tiếp tục bị tách ra và ảnh hưởng đến sự cân bằng khí hậu của Trái Đất.

“Các tảng băng tách khỏi Nam Cực là chuyện thường xảy ra nhưng vì tảng băng này đặc biệt lớn nên cần theo dõi hướng trôi dạt của nó trên biển để đảm bảo an toàn cho giao thông hàng hải”, Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) nhận định.

cac nha khoa hoc lo ngai ve tang bang nang nghin ty tan tach ra khoi nam cuc
(Ảnh: The Sun)

Những khối băng trôi nổi trên biển ngăn chặn các khối sông chảy trực tiếp ra đại dương. Nếu rơi xuống Nam Cực, chúng có thể nâng mức nước biển toàn cầu lên khoảng 10 cm, các nhà nghiên cứu cho biết.

Giáo sư Nancy Bertler, thuộc Trung tâm nghiên cứu Nam Cực của Đại học Victoria, Wellington (Australia) từng nói rằng sự nóng lên toàn cầu và lỗ hổng trong tầng ozone là nguyên nhân gây tan vỡ nhiều thềm băng trong khu vực.

 Hoài Phương (Tổng hợp)