Sau khi các biện pháp phòng chống dịch bệnh ở Trung Quốc được nới lỏng, có chuyên gia cho rằng, thách thức lớn nhất đối với nhà chức trách Trung Quốc trong việc ngăn chặn dịch bệnh có thể là sau khi nới lỏng chính sách “zero-covid”. Lời còn chưa dứt, vào tối ngày 12/12, nhiều cuộc biểu tình phản đối đã nổ ra tại nhiều trường đại học ở Trung Quốc. Chương Gia Đôn (Gordon Chang), một chuyên gia về Trung Quốc, cho rằng Trung Quốc có thể phải đối mặt với mùa đông khó khăn của dịch covid-19, nếu việc phòng chống dịch bệnh thất bại, chính quyền Trung Quốc sẽ không có kế hoạch B để đối phó.

Vào ngày 11/12, các cuộc biểu tình lại nổ ra tại trường cao đẳng Y khoa Lâm sàng Hoa Tây Trung Quốc  thuộc Đại học Tứ Xuyên. Khoảng 300 sinh viên trường y đã tổ chức một cuộc biểu tình phản đối việc trường y lâm sàng không chỉ yêu cầu sinh viên thực hiện công việc cường độ cao mà còn không cho sinh viên nghỉ phép; và sinh viên phải đối mặt với tình trạng không được trả lương công bằng khi làm việc như nhau khi thực hiện công việc lâm sàng, mức lương chỉ 1.000 NDT, thực tập sinh hoàn toàn không có lương, trong khi mức lương bình thường của các bác sĩ thực hiện công việc tương tự là hơn 10.000 NDT.

Ngay sau đó, vào ngày 12/12, các sinh viên của trường đại học Y tế Bắc Tứ Xuyên ở thành phố Nam Sung, tỉnh Tứ Xuyên đã tổ chức một cuộc diễu hành, các sinh viên chưa tốt nghiệp yêu cầu được về quê, còn các sinh viên có bằng cấp chuyên nghiệp thì yêu cầu trả lương công bằng. Các sinh viên hét lên: Không được đe dọa, trả lương bình đẳng, phản đối tiêu chuẩn kép! tự do về quê”.

Vào ngày 12/12, Đại học Phúc Châu  ở Phúc Kiến các sinh viên đã tụ tập ở sân thể thao vào ban đêm để phản đối vì họ không hài lòng với những thay đổi trong kế hoạch cho sinh viên về quê đã được nhà trường công bố. 

Vào tối ngày 12/12, các cuộc biểu tình cũng đã nổ ra ở Đại học Y khoa Từ Châu thuộc tỉnh Giang Tô.

Các nghiên cứu sinh của Đại học Y khoa Từ Châu, không hài lòng với việc bệnh viện trực thuộc yêu cầu họ đến tuyến đầu phòng chống dịch bệnh để điều trị cho những bệnh nhân đã xác nhận nhiễm bệnh, trong khi họ thậm chí còn không được phát khẩu trang N95. 

Các sinh viên từ Bệnh viện trực thuộc số 1 của Đại học Y khoa Côn Minh (Kunming), tỉnh Vân Nam (yunnan) đã tụ tập để phản đối việc bệnh viện không cho họ nghỉ lễ, không trả lương và không phát khẩu trang cho họ, còn bị bố trí làm việc vất vả nhất. Qua video có vẻ như lãnh đạo bệnh viện đã khống chế một số sinh viên biểu tình, xung quanh còn có nhân viên an ninh thường phục cầm gậy.

Ngoài ra, vào ngày 12, còn có các sinh viên tốt nghiệp từ Trường Cao đẳng Y tế Giang Tây thuộc Đại học Nam Xương,  tỉnh Giang Tây cũng tụ tập phản đối các bất công.

Một cư dân mạng nhận xét:“Sinh viên y khoa về thu nhập và trả công cũng không khác gì nô lệ . Bây giờ bệnh viện cũng đang trong tình trạng tồi tệ, có thể áp lực lên họ sẽ tăng gấp đôi”. Một cư dân mạng khác nói: “Thời đại toàn dân không phục tùng đã đến rồi! Thành công của “cuộc cách mạng giấy trắng” nói cho sinh viên đại học Trung Quốc làm thế nào để bảo vệ quyền lợi của chính mình”.

Gần đây, các chuyên gia y tế quốc tế đã cảnh báo rằng nếu không có lộ trình rõ ràng để “sống chung với virus” mà chính quyền Trung Quốc đã vội vàng dỡ bỏ phong tỏa thì hệ thống y tế của Trung Quốc sẽ sụp đổ.

Trong những ngày qua, nhiều phương tiện truyền thông đưa tin các hiệu thuốc ở nhiều nơi tại Trung Quốc đã bị tranh mua hết sạch.

Giáo sư Chương Gia Đôn (Gordon Chang), cựu chuyên gia tòa Bạch Ốc về các vấn đề Trung Quốc, đăng trên tờ “19FortyFive” rằng, một số người gọi tình hình hiện tại ở Trung Quốc là “mùa đông hạt nhân” của Trung Quốc. Trong mùa đông, một triệu người được dự đoán sẽ chết nhiễm dịch.

Ông Chương nói rằng chính quyền Trung Quốc hiện đang đối mặt với một trong những khảo nghiệm khắc nghiệt nhất trong lịch sử. Nếu việc phòng chống dịch bệnh thất bại, ĐCSTQ sẽ không có kế hoạch B. Từ các cuộc phản kháng ban đầu của người dân, hình thức ứng phó trước đó đối với dịch bệnh rõ ràng là không bền vững. Mà các chính quyền thành phố, nơi chịu phần lớn chi phí của chính sách “zero-covid”, cũng không còn đủ khả năng chi trả.

Ông Chương tin rằng trong trường hợp bùng phát covi-19 quy mô lớn ở Trung Quốc, ngay cả khi nước ngoài cung cấp cho Trung Quốc vật tư y tế và các hỗ trợ khác, thì ông Tập Cận Bìn cũng khó có khả năng chấp nhận. Điều đó có nghĩa là Trung Quốc sẽ bị tê liệt trong nhiều tháng khi virus lây lan trong dân chúng. Và khi Trung Quốc tiếp tục đóng cửa và nền kinh tế tiếp tục suy thoái, chế độ Trung Quốc sẽ cạn kiệt tài nguyên.

Ông Chương cũng nhấn mạnh rằng cuộc khủng hoảng nguy hiểm nhất mà chính quyền Trung Quốc phải đối mặt là khủng hoảng niềm tin. ĐCSTQ đã phóng đại sức mạnh của virus trong hai năm, và bây giờ lại bất ngờ thuyết phục công chúng rằng virus  không còn độc tính mạnh.

Ông nói: “Đảng Cộng sản Trung Quốc đã mất niềm tin và sự ủng hộ. Nó vẫn có thể cưỡng bức, đe dọa và bỏ tù, nhưng sẽ khó duy trì quyền cai trị trong giai đoạn quan trọng”.

Có thể bạn quan tâm: