Sau khi xảy ra vụ hỏa hoạn ở Ô Lỗ Mộc Tề (Urumqi), Tân Cương, Trung Quốc, một số thanh niên đã tổ chức một sự kiện tưởng niệm trước Tổng lãnh sự quán Trung Quốc ở Frankfurt, Đức.  Dù không hô khẩu hiệu nhưng những thông điệp họ gửi đi rất rõ ràng và có sức nặng. 

Theo Deutsche Welle của Đức, vào ngày 30/11, nhiệt độ ở thành phố Frankfurt dao động từ 5 đến 8 độ C, màn đêm buông xuống lúc 19h.

Hôm đó là ngày thứ bảy sau vụ hỏa hoạn hôm 24/11 ở Ô Lỗ Mộc Tề. Người tổ chức sự kiện thắp nến chưa rõ danh tính (tạm gọi là Y), từng rất thấu hiểu nỗi khổ của người Duy Ngô Nhĩ. Cô cảm thấy cần phải lên tiếng, vì cô rất xúc động trước các hoạt động tưởng niệm trên đường trung lộ Ô Lỗ Mộc Tề ở Thượng Hải. Y nói rằng: “Ngay cả người dân Trung Quốc cũng đã đứng lên, vậy thì tôi còn sợ gì nữa? Lần này thì không có gì phải kiêng kỵ cả”.

Theo DW, trong Cách mạng Văn hóa, nhiều thanh niên trí thức từ Thượng Hải đã đến Tân Cương để sinh con và định cư luôn ở đó. 

Nhà tổ chức Y đã viết một số khẩu hiệu trên quần áo bảo hộ và treo chúng trước nhà hàng mà cô điều hành.

Theo văn hóa truyền thống phương Đông, Y tin rằng, “sau bảy ngày này, các oan hồn sẽ không còn quan tâm đến thế giới trần gian này nữa”, vì vậy cô hy vọng sẽ tổ chức lễ tưởng niệm cho các nạn nhân trong “bảy ngày đầu tiên” xảy ra vụ hỏa hoạn, và địa điểm được đặt trước Lãnh sự quán Trung Quốc tại thành phố Frankfurt của Đức. Cô cho hay: “Tôi chỉ muốn bọn họ nhìn kỹ một chút, vụ hỏa hoạn đã khiến rất nhiều người chết, nhưng bọn họ lại thờ ơ!”

Hôm 28 tháng 11, Y đã gửi một áp phích song ngữ Trung – Đức đến các nhóm Moments và WeChat với nội dung: “Nếu các bạn có thời gian, hãy cùng đến tham gia.” 

Tại hiện trường, Y treo các bộ quần áo bảo hộ màu trắng, ảnh và bìa cứng có viết chữ trên đó. Nội dung lên án về sự kiểm soát dịch bệnh, lên án về tội ác diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ, về sự kiểm duyệt ngôn luận và về vụ thảm sát Thiên An Môn ngày 4 tháng 6 năm 1989. 

Những ngọn nến được sắp xếp trên mặt đất để tạo thành dòng chữ “24/11” và “Ô Lỗ Mộc Tề”. Một số biển báo “Đường Ô Lỗ Mộc Tề ở Thượng Hải” được dán trên các cột đèn bên đường. Nhiều người khác lần lượt đến, mang theo nến, hoa và các tấm áp phích tự làm, có người lặng lẽ đứng cầm tờ giấy trắng A4.

Cách đây không lâu, tại thành phố Manchester của Anh đã xảy ra sự việc các nhà ngoại giao Trung Quốc đánh người biểu tình, khiến nhiều người e sợ.

DW cho biết, tòa nhà lãnh sự quán đối diện lúc đó tối om, nhưng hai hoặc ba cửa sổ được thắp sáng bằng bóng đèn trắng. Có người nói: “Không phải bọn họ đang theo dõi chúng ta sao?” 

Mấy người bên cạnh cười lớn, trong đó có một nam sinh cầm trong tay tấm biển viết: “Nhân viên lãnh sự quán, mau xuống dưới lầu làm xét nghiệm axit nucleic!” Mặt bên kia tấm biển viết là: “Stresemannallee 19 – 23 được chỉ định là khu vực có nguy cơ cao!”. Tên đường là địa chỉ của Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại Frankfurt, Đức. 

Với tư cách là người tổ chức, Y muốn đơn giản hóa mọi chuyện, cũng không muốn hô khẩu hiệu hay làm điều gì cực đoan. Chỉ kêu gọi mọi người mang nến, hoa và giấy trắng, vì nghĩ rằng mọi người nên tưởng niệm các nạn nhân theo cách của họ. Vụ hỏa hoạn đã giết chết hơn 40 người. Cô nói rằng nếu bạn muốn lên tiếng về một điều gì đó vào lúc này, thì im lặng chính là thứ âm thanh tốt nhất. 

Hơn bốn mươi người đã tham dự sự kiện này, khiến bản thân Y có chút kinh ngạc, Y nói: “Không ngờ hôm nay lại có nhiều người đến như vậy.” Tấm áp phích của cô được dán trên một cột tuyên truyền của trường đại học ở thành phố Darmstadt, cách Frankfurt gần 30km về phía nam. Phóng viên của các phương tiện truyền thông địa phương của Đức cũng đến hiện trường.

Sau sự kiện, Y khá xúc động nói rằng: “Các bạn trẻ ngày nay thật tuyệt vời. Chúng tôi khi còn trẻ đã không can đảm như các bạn”.

Hai bộ quần áo bảo hộ có khẩu hiệu treo trước nhà hàng của Y bị mất trộm, nên cô đã viết khẩu hiệu mới và treo chúng lên, tiếp tục đặt ảnh và nến, chuẩn bị cho các sự kiện tưởng niệm tiếp theo. Y nói rằng: “Sự kiểm duyệt Internet ở Trung Quốc ngày càng nghiêm trọng và nhiều người dân đại lục không thể đọc tin tức. Nhưng chúng ta không thể quay trở lại Triều Tiên, phải không? Người dân càng cum cúp nghe theo chính quyền thì họ càng đáng thương. Dân chủ và tự do báo chí là vô cùng quan trọng.”

Có thể bạn quan tâm: