Theo công ty truyền thông quốc tế – Al Jazeera, việc Nga đang mệt mỏi cố gắng đạt được tiến bộ trong cuộc chiến tại thời điểm này khi xâm lược Ukraina đã đặt ra những nghi vấn mới về những bài học mà Trung Quốc có thể học được từ đồng minh thân cận của mình.

Nhân dịp tròn một năm ngày Nga xâm lược Ukraina, công ty truyền thông quốc tế – Al Jazeera chỉ ra rằng, Ukraina và Đài Loan dường như có nhiều điểm chung, nhưng tổng thống Nga Vladimir Putin có tham vọng đế quốc và hành động bốc đồng, đồng thời có thế giới quan của riêng mình, còn ông Tập Cận Bình là người thực dụng và không có khả năng tấn công Đài Loan trong ngắn hạn.

Ngoài ra, nền kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng chậm lại và khó có thể chịu được các biện pháp trừng phạt bổ sung mà phương Tây áp đặt.

Al Jazeera hôm 23/2 đã đăng một bài báo đặc biệt phân tích tác động của cuộc chiến Ukraina đối với Đài Loan với tiêu đề “Cuộc chiến gian khổ của Nga ở Ukraina sẽ giúp Đài Loan hay làm tổn thương Đài Loan?”

Báo cáo chỉ ra rằng mặc dù tổng bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin có lịch sử hợp tác lâu dài, nhưng ngay trước khi Nga xâm chiếm Ukraina vào cuối tháng 2 năm 2022, ông Putin đã tham dự lễ khai mạc Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh và hội đàm song phương với ông Tập Cận Bình, sau cuộc gặp hai bên đã đưa ra tuyên bố chung rằng “không có giới hạn trên cho sự hợp tác” giữa hai nước.

Thời điểm đó khiến nhiều nhà quan sát tự hỏi liệu ông Tập có biết về chiến tranh sắp xảy ra hay không và sau khi Nga đưa quân tới Ukraina, liệu Đài Loan có phải đối mặt với chiến tranh hay không?

Việc Nga đang mệt mỏi cố gắng đạt được tiến bộ trong cuộc chiến tại thời điểm này đã đặt ra những nghi vấn mới về những bài học mà Trung Quốc có thể học được từ đồng minh thân cận của mình.

Liệu Trung Quốc có đưa ra kết luận rằng, trước khi Đài Loan có thể tự bảo vệ mình, việc tấn công có phải là cách làm tốt hơn không? Hay cuộc chiến của ông Putin cho thấy sự nguy hiểm khi vội vàng cuốn vào một cuộc xung đột như vậy?

Câu trả lời ngắn gọn là: Dự đoán các hướng đi của Trung Quốc chỉ là không chính xác vì các quyết định của Bắc Kinh không rõ ràng. Do đó, những nhà quan sát Trung Quốc thường tập trung vào hành vi trong quá khứ và những thay đổi nhỏ của chính quyền Trung Quốc, chẳng hạn như cách diễn đạt trong các tuyên bố chính thức.

Các nhà phân tích được Al Jazeera phỏng vấn cũng đưa ra kết luận tương tự: Mặc dù có lý do để lo lắng về một cuộc tấn công của Trung Quốc vào Đài Loan trong thời gian dài, nhưng Bắc Kinh khó có thể ra tay sớm.

Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương Hoa Kỳ (CIA) William Burn đã chỉ ra vào ngày 2/2 rằng ông Tập Cận Bình có thể sẽ “ngạc nhiên và lo lắng” trước “hiệu suất rất kém” của quân đội Nga và các hệ thống vũ khí của họ ở Ukraina, nhưng ông vẫn ra lệnh cho quân đội của mình chuẩn bị hành động tấn công Đài Loan trước năm 2027.

Ông Burns nói tại một sự kiện ở Đại học Georgetown ở Washington, D.C. rằng: “Điều đó không có nghĩa là ông ấy quyết định gây chiến vào năm 2027 hay bất kỳ năm nào khác; nhưng đó là lời nhắc nhở về sự tập trung và tham vọng của ông ấy,” “dựa trên đánh giá của chúng tôi tại CIA, tôi sẽ không đánh giá thấp tham vọng của ông Tập đối với Đài Loan.” 

Tuy nhiên, các chuyên gia chỉ ra rằng có một số khác biệt quan trọng giữa ông Tập và ông Putin có thể ngăn cản ông Tập thúc đẩy Đài Loan sớm.

Trương Thái Minh, giám đốc Viện Xung đột và Hợp tác Toàn cầu tại Đại học California, thành phố San Diego, Mỹ, cho biết một trong những đánh giá về ông Putin là ông đã hành động rất bốc đồng với tham vọng đế quốc và có thế giới quan của riêng mình.

Còn ông “Tập Cận Bình, tôi nghĩ, ông ấy thực dụng hơn. Ông ấy rất thận trọng. Tôi không nghĩ ông ấy nóng vội như vậy, ông ấy không phải là người thích mạo hiểm, mà xâm lược Đài Loan là một trong những việc lớn nhất mà ông ấy sẽ làm. Đó là một hành động rất nguy hiểm và cơ hội thành công là không xác định”, ông Trương Thái Minh cho biết.

Ông Trương chỉ ra rằng Trung Quốc có thể phải đối mặt với những hậu quả “rất, rất nghiêm trọng” nếu một cuộc xâm lược toàn diện không được thực hiện như kế hoạch, và ông Tập Cận Bình giờ đây có thể không muốn đánh cược như vậy.

Bà Ivy Kwek, nhà nghiên cứu tại Nhóm Khủng hoảng Quốc cho rằng khi nền kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng chậm lại, nước này sẽ khó có thể chịu được tác động kinh tế của các lệnh phong tỏa “bổ sung” hoặc các biện pháp trừng phạt bổ sung bên cạnh các biện pháp trừng phạt hiện có của phương Tây. Uy tín quốc tế của Trung Quốc cũng sẽ bị tổn thương nghiêm trọng khi xâm lược Đài Loan.