Vào sáng ngày 7/12/1941, một ngày Chủ Nhật, những chiếc máy bay ném bom của Nhật Bản đã bay đến Hawaii, bắt đầu cuộc oanh tạc các hạm đội của Mỹ thả neo ở Trân Châu Cảng với hy vọng phá hủy sức mạnh của Mỹ ở Thái Bình Dương.
Cuộc tấn công đã giết chết hơn 2.300 lính Mỹ, gần một nửa trong số họ trên chiến hạm USS Arizona. Hơn 1.100 người bị thương. Sau cuộc tấn công, Tổng thống Franklin D. Roosevelt đã có bài phát biểu trước Nghị viện Mỹ, gọi ngày 07/12 là “một ngày sẽ sống trong ô nhục”.
Mỹ chính thức tuyên chiến với Nhật Bản, và đã giành chiến thắng vào tháng 8/1945, sau khi thả 2 quả bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật.
Ngày 7/12/2016 đánh dấu kỷ niệm lần thứ 75 quân đội Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng. Dưới đây là một số hình ảnh về ngày định mệnh đó.
Năm trước khi diễn ra cuộc tấn công, một bức ảnh chụp ngày 3/5/1940 cho thấy căn cứ không quân trên Đảo Ford tại Trân Châu Cảng có tàu sân bay Yorktown, 10 tàu chiến, 17 tàu tuần dương, hai tàu tuần dương và hơn 30 tàu khu trục.
Các máy bay ném bom của Nhật Bản chuẩn bị cất cánh từ tàu sân bay Soryu để tấn công Trân Châu Cảng.
Một sĩ quan Nhật Bản trên tàu sân bay Shokaku đang theo dõi các máy bay cất cánh để tấn công Trân Châu Cảng. Các dòng chữ bên trái là lệnh của chỉ huy cho các phi công làm nhiệm vụ tiêu diệt kẻ thù.
Máy bay tấn công của Nhật Bản cất cánh từ tàu sân bay Shokaku, trên đường tấn công Trân Châu Cảng.
Một máy bay ném bom của Nhật Bản đang hoạt động được một phi công chụp lại trong cuộc tấn công vào Trân Châu Cảng ngày 7/12/1941.
Các thủy thủ đang cố gắng cứu một chiếc máy bay đổ bộ PBY đang bị cháy trong cuộc tấn công của quân Nhật vào Trạm Không lực Hải quân tại Vịnh Kaneohe, Hawaii vào ngày 7/12/1941.
Các pháo thủ trên tàu dò mìn USS Avocet canh chừng máy bay Nhật Bản khi cuộc không kích đầu tiên vào Trân Châu Cảng đã kết thúc.
Các phi công Nhật trên tàu sân bay Shokaku khóc “Banzai” khi chiếc máy bay tấn công Kate 97 cất cánh, bắt đầu đợt tấn công thứ hai vào Trân Châu Cảng trong ngày 7/12/1941.
Chiến hạm USS Arizona bốc cháy cạnh Đảo Ford trong một bức ảnh chụp trên không từ một chiếc máy bay của Nhật Bản. Nhiều tàu khác đậu gần đó như USS Nevada, USS Arizona, USS Vestal, USS Tennessee, USS West Virginia, USS Maryland và USS Oklahoma.
Kho đạn dược trên Chiến hạm USS Arizona bị nổ. Hình ảnh được chụp từ bong của Tàu bệnh viện USS Solace gần đó.
Khói bốc lên bầu trời từ chiến hạm USS Arizona trong cuộc tấn công của quân Nhật vào Trân Châu Cảng.
Phần trên của chiến hạm USS Arizona đang bị chìm.
Kho đạn dược của tàu khu trục USS Shaw phát nổ ngay trong đợt tấn công thứ hai của quân Nhật vào Trân Châu Cảng ngày 7/12/1941.
Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đang chờ máy bay Nhật Bản quay lại tại căn cứ Marine Barracks ở Trân Châu Cảng.
Chiến hạm bị USS California bị hư hại do bị trúng ngư lôi và bom của quân Nhật.
Chiến đấu cơ Loại 00 của Nhật bay từ tàu sân bay Akagi bị rơi trong vụ tấn công Đồn Kamehameha, gần Trân Châu Cảng.
Thi thể một thủy thủ thiệt mạng trong vụ không kích của quân Nhật vào Căn cứ không lực hải quân Vịnh Kanoehe.
Các thủy thủ cứu một người từ dưới biển bên cạnh chiến hạm USS West Virginia đang bị chìm.
Một chiếc máy bay ném bom B-17C của Mỹ bay đến từ California bị tấn công và vỡ làm 2 nửa.
Các tàu khu trục USS Downes và USS Cassin của Hải quân Mỹ nghiêng ngả sau khi cuộc không kích của Nhật vào Trân Châu Cảng kết thúc ngày 7/12/1941.
Một mô hình được chế tạo cho một bộ phim tuyên truyền của Nhật Bản về trận chiến Trân Châu Cảng.
Một bản đồ của quân Nhật xác định vị trí tàu neo đậu tại Trân Châu Cảng.
Các sĩ quan hải quân nghe Tổng thống Roosevelt tuyên bố chiến tranh.
Một ngày sau cuộc tấn công Trân Châu Cảng, một đội súng trường nổ một loạt súng trước thi thể của 15 sĩ quan và những người thiệt mạng tại Căn cứ không lực hải quân Vịnh Kanoehe.
Để hàn gắn vết thương chiến tranh, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe dự kiến sẽ có chuyến thăm tới Trân Châu Cảng trong tháng này cùng Tổng thống Mỹ Barack Obama để viếng vong hồn các nạn nhân, đáp lại việc ông Obama đến thăm Hiroshima trước đó trong năm nay.
Hạo Nhân
Xem thêm: