Trong các ghi chép cổ để lại, những bậc thầy khai thủy về thuật châm cứu dường như đều có những năng lực đặc biệt. Họ đã sớm dùng được một loại ‘công dụng’ của bản thể, mà ngày nay có thể nhiều người xem đó là năng lực ‘ngoại cảm’.

Các danh y thấy tất cả hệ thống kinh lạc và các huyệt vị, đường đi và tác dụng của chúng với sức khỏe, cũng như biết cách phối huyệt trị liệu một cách chính xác. Một số người lại còn được các vị “Thần tiên” truyền dạy trong khi tu luyện hay thiền định.

Nói về y thuật, theo các ghi chép của Trung Y, thuật châm cứu đã ra đời khoảng 8.000 năm trước đây, và đã liên tục phát triển cho tới ngày nay. Vấn đề ở chỗ, mấy ngàn năm trước làm gì đã có các công cụ soi chiếu mà các nhà y học gia biết rõ được đường kinh nẻo mạch, làm gì có công cụ dò tìm bằng điện để tìm được huyệt và hệ thống kinh mạch một cách chi tiết như cách mà người học châm cứu được biết ngày nay.

Theo các kinh sách cổ xưa, thiên mục, hay còn gọi là con mắt thứ 3 của con người nằm ở trước trán, hơi dịch lên trên, ở giữa hai hàng lông mày. Thiên mục có thể được khai mở thông qua việc thực hành các pháp môn tu luyện, từ đó có được công năng đặc dị như thiên nhãn thông,… Mặc dù vẫn còn là một ẩn đố, thiên mục được cho là một phần của tuyến tùng quả. Ngày nay, khoa học hiện đại cũng đã công nhận rằng phía trước tuyến tùng quả có một cấu trúc giống y hệt con mắt người.

Những danh y thời xưa đều chú trọng tu luyện tâm tính, đạo đức. Đây cũng là điều thiết yếu đối với các thầy thuốc thời đó. Vì vậy họ có thể tu xuất ra những công năng siêu thường. Họ dùng những công năng này để chữa bệnh cho người dân cũng như tiên đoán những sự kiện tốt xấu.

Hoa Đà là một danh y nổi tiếng thời Tam Quốc. Ông ta có khả năng ‘thấy’ được khối u trong não Tào Tháo, và dám đề xuất thực hiện phẫu thuật ‘mổ não’ để lấy khối u nhằm chữa cho Tháo. Thế nhưng Tháo không tin, và rồi thật sự đã chết vì khối u trong não phát tác.

Thần y Biển Thước với công năng đặc dị có thể thấu thị nhân thể và nhìn thấy thân thể người từ bốn mặt. (Ảnh: kknews.cc)

Trong Biển Thước liệt truyện có chép một chuyện như sau: “Trường Tang Quân lấy từ trong túi trước ngực ra một loại thuốc đưa cho Biển Thước, và nói: ‘Dùng thuốc này với sương trên thảm thực vật, 30 ngày sau, ngươi sẽ có thể nhìn thấy mọi thứ’. Khi Tang Quân đã truyền xong tất cả phương thuốc bí truyền cho Biển Thước, thì đột nhiên biến mất.

Biển Thước làm theo lời của Trường Tang Quân, dùng thuốc đó trong 30 ngày, liền có thể nhìn xuyên qua tường. Sau đó, ông đã dùng khả năng này để khám bệnh, ông hoàn toàn có thể thấy nguyên nhân gốc rễ gây bệnh ở ngũ tạng, nhưng bề ngoài thì mọi người chỉ nhìn thấy ông bắt mạch khám bệnh.

Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng hệ thống mạch – huyệt châm cứu, nhiều nhà khoa học phải thốt lên rằng: Thật kỳ lạ. Kỳ lạ chỗ nào? Chính là: Khoa học ngày nay rất hiện đại mà vẫn chưa chứng thực được rõ ràng sự tồn tại của kinh mạch và huyệt châm cứu. Chỉ thấy tác dụng khi làm theo lời dạy của cổ nhân. Và họ gọi đó là một loại văn hóa Thần truyền – tức là một phương thức sinh tồn do Thần truyền lại cho con người.

Giới tu luyện lại có cái nhìn khác. Họ thấy rằng châm cứu đích thực là trị bệnh ở không gian khác. Nói đến điều này thì rất khó lý giải hết được. Ví như, với bệnh “dạ đề” (trẻ con quấy khóc về đêm), sẽ chẳng thể dùng thuốc Tây mà chữa được. Nhưng có một “mẹo nhỏ” trong Đông Y là dùng nhẫn vàng hay miếng vàng cho vào nước rồi đun sôi. Tất nhiên, vàng sẽ không tuột ra và hòa tan vào nước. Nhưng khi cho trẻ uống thứ nước đun sôi để nguội ấy thì hết khóc đêm. Vì sao lại thế? Đông Y cho rằng nước ấy đã thay đổi về tính. Bình thường nó mang tính âm. Nhưng khi cho vàng vào đun, ở một không gian vi quan, nó đã là tính dương.

Trẻ khóc đêm là bởi vì ở không gian vi quan có thứ âm khí (âm linh, âm tinh) đang tác động. Khi uống nước thuần dương, thứ âm kia lập tức chạy mất, giải phóng được đứa trẻ khỏi sự tác động của âm linh, âm tinh kia. Châm cứu cũng như vậy. Nhìn bề ngoài thì chỉ là cây kim đâm vào khổng huyệt. Nhưng đằng sau đó là một tác động ở vi quan, khiến tà khí gây bệnh được xuất ra ngoài, khiến chỗ bế tắc được khai thông, thừa thiếu bình ổn. Đó gọi là sự vi diệu của châm cứu.

Châm cứu trong Trung y chính là văn hóa thần truyền được Thần truyền cấp cho con người. (Ảnh: secretchina)

Trong Sử ký có ghi câu chuyện, khi Ngụy Văn Công hỏi y thuật của ba huynh đệ Biển Thước ai là cao siêu nhất, Biển Thước nói rằng: “Đại ca là giỏi nhất, trước khi bệnh bùng phát, bệnh nhân còn chưa cảm thấy mình bị bệnh thì căn bệnh đã bị loại bỏ, cho nên sự tinh thông của đại ca chỉ được người trong gia đình biết. Nhị ca thì giỏi thứ hai, khi bệnh đã bắt đầu phát, các triệu chứng vừa được phát hiện cũng đã được chữa khỏi, vì vậy huynh ấy chỉ nổi tiếng trong làng. Còn tôi là người dở nhất, khi bệnh tình đã nghiêm trọng rồi, không chỉ bệnh nhân bị đau khổ, mà tôi còn phải cố gắng rất nhiều mới điều trị khỏi bệnh, nhưng danh tiếng của tôi lại được lan truyền khắp cả nước”.

Điều này cho thấy bệnh tật tiến triển từ không gian vi mô của cơ thể con người đến không gian trên bề mặt, việc điều trị bệnh trong Đông y được biểu hiện trong các không gian khác nhau tùy theo trình độ chữa trị khác nhau của thầy thuốc.

Thế nhưng, con người chỉ có thể nhìn thấy một lớp không gian bề mặt, đó cũng chính là biểu hiện của bệnh tật trên cơ thể. Và hầu hết chúng ta có thể hoàn toàn không biết hoặc không tin vào nguồn căn gây bệnh ở tầng không gian sâu hơn.

Theo facebook Phuoc.Tran Tan