Theo Đông y, lá xương sông có tác dụng bổ phế, chống co thắt phế quản, trị tiêu đờm, đầy bụng, nôn mửa, tan máu đọng…

Dưới đây là những công dụng của lá xương sông ít người biết đến:

Chữa viêm họng

Lấy 5-10 lá xương sông rửa sạch để ráo nước, đập nhẹ để giải phóng tinh dầu rồi đem nhúng vào 20-30 ml giấm.

Khi các tinh dầu kết hợp với axit acetic, nâng cao hiệu quả trong ức chế, diệt khuẩn (nhân tố gây viêm).

Dùng lá xương sông đập giập nhúng vào giấm. Áp dụng liên tục trong 5-7 ngày, cơn đau họng sẽ giảm rõ rệt. Bài thuốc này có tác dụng tốt với các chứng bệnh như viêm họng cấp mạn tính, viêm amiđan, viêm thanh quản kể cả đã mất tiếng.

Ho có đờm, trẻ em nôn trớ

Chuẩn bị: Lá xương sông bánh tẻ 2-3 lá, mật ong 5 thìa cà phê.

Lá xương sông rửa sạch, thái nhỏ, cho vào bát con cùng với mật ong, đem hấp cách thủy (đun sôi chừng 10 phút) rồi lấy ra, chắt nước uống nhiều lần trong ngày. Người lớn có thể nhai nuốt cả lá.

Vài lá xương sông giúp trị ho, tiêu đờm

Tan ứ máu tụ, giải khí nóng trong bụng

Dùng lá, rễ xương sông rang nóng rồi dùng để chườm, đắp ngoài da nơi đau nhức. Áp dụng mỗi ngày để tan máu tụ, giải phóng khí nóng trong cơ thể. Chú ý, không nên đắp quá nóng có thể gây bỏng da.

Ho khan dai dẳng

Lá xương sông, lá dâu, lẫm đề, mỗi thứ một nắm nấu nước uống mỗi ngày (cách 30 phút uống 1 lần). Sau một thời gian áp dụng, bạn sẽ thấy cơn ho bớt dần, cơ thể khỏe mạnh.

Trường hợp, ho thông thường, bạn chuẩn bị lá xương sông, lá húng chanh, lá hẹ, mỗi thứ 10 g, cho tất cả vào hấp đường hoặc mật ong để ngậm.

Bài thuốc này dùng chữa chứng ho thông thường do cảm cúm, viêm họng, viêm phế quản…

Lưu ý

– Trong quá trình điều trị, cần giữ ấm cổ, mũi họng, răng miệng, đặc biệt khi thay đổi thời tiết, không ăn uống đồ lạnh, đồ ướp đá, uống đủ nước.

– Bài thuốc này chỉ chữa được chứng viêm họng, thanh quản thể thông thường. Nếu thấy cơ thể ho dai dẳng, sốt nên đi khám để phát hiện và điều trị kịp thời.

Phương Nam