Bột sắn dây là loại thực phẩm được nhiều người chuộng giúp thanh nhiệt, giải độc, xua tan cái nóng bức của mùa hè. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo, dùng bột sắn dây không đúng cách có thể rước bệnh vào người.

Theo Đông y, bột sắn dây có tác dụng hạ nhiệt, cải thiện lưu lượng tuần hoàn não và động mạch vành tim, làm giảm đường huyết, điều hòa rối loạn lipid máu, hạ huyết áp, chống loạn nhịp tim, giải độc, chống lão hóa, ung thư…

Uống bột sắn dây ngày nóng: Cẩn thận rước bệnh vào người
Uống bột sắn dây ngày nóng: Cẩn thận rước bệnh vào người

Dù rất bổ dưỡng nhưng khi ăn sắn dây, hoặc uống, bạn nên tránh những sai lầm dưới đây:

1. Uống bột sắn dây khi đói

Trong bột sắn dây có chứa các hoạt chất trung hoà axit, làm mát và thanh nhiệt cơ thể. Nếu uống bột sắn dây khi đói sẽ rất dễ bị lạnh bụng, hoặc rối loạn cơ quan nội tạng. Hơn nữa, nếu bụng yếu thì không nên uống sắn dây khi đói vì rất dễ bị tiêu chảy.

2. Uớp với hoa bưởi

Nhiều người có thói quen ướp hoa bưởi vào sắn dây để nước uống được thơm hơn. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo, hoa bưởi sẽ làm giảm dược tính của bột sắn dây một cách đáng kể. Ngoài ra, nếu hoa bưởi chứa hóa chất, thuốc trừ sâu khi ướp vào bột sắn dây gây độc.

3. Phụ nữ có thai không nên uống bột sắn dây

Các chuyên gia lưu ý, phụ nữ có thai nếu cơ thể đang lạnh, mệt mỏi có biểu hiện tụt huyết áp, động thai do dạ con co bóp nhiều thì không được uống nước bột sắn và các loại nước có tính hàn cao.

5. Trẻ em ăn sắn dây sống

Trẻ nhỏ, hệ miễn dịch yếu nên nếu pha trực tiếp bột sắn dây dễ bị lạnh bụng, tiêu chảy. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo, mọi người nên quấy chín bột sắn sẽ làm cho tính hàn giảm bớt, đồng thời vừa dễ tiêu và hấp thụ tốt hơn.

Lưu ý

– Kể cả những người khỏe mạnh bình thường cũng không nên uống quá 1 ly nước sắn dây/1 ngày.

– Nên ăn sắn dây đun chín.

– Chỉ nên cho 1 chút đường, vì uống đường nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe.

– Nên ăn sắn dây sau bữa trưa khoảng 1 giờ hoặc sau ăn tối khoảng 1 giờ.

Lan Phương